xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo cáo thưởng Tết chẳng để làm gì!

Hồng Vân

(NLĐO)- Báo cáo và công bố lương, thưởng Tết để làm gì? Thật ra chẳng để làm gì cả mà chỉ có thể khiến một bộ phận không nhỏ người lao động thêm chạnh lòng!

Hằng năm cứ vào độ cuối thu, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) từ trung ương đến tỉnh, thành cả nước lại ban hành văn bản báo cáo lương, thưởng Tết!

Theo đó, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong năm, doanh nghiệp tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai kế hoạch trả lương, thưởng cho người lao động trước 31-12 và nộp báo cáo về Sở LĐ-TB-XH tổng hợp để báo cáo Bộ.

Vậy thôi chứ chẳng hề có dòng nào nói về việc nếu các đơn vị, doanh nghiệp không báo cáo thì sẽ bị xử lý ra sao!

Vậy nên, kết quả, đúng hơn là hậu quả là cứ sang đầu đông, đến hạn cuối cùng để báo cáo, ngành lao động địa phương lại công bố "tình hình lương, thưởng Tết". Thoạt nghe cứ tưởng báo cáo đó là bức tranh toàn diện tình hình lương, thưởng; việc làm ăn tốt xấu của toàn bộ nền kinh tế nhưng xem kỹ thì không phải. Đơn cử như năm nay, hết hạn theo yêu cầu, có 1.961 doanh nghiệp gửi báo cáo về Sở LĐ-TB-XH TP HCM. Con số này chiếm tỉ lệ khoảng 0,65% trong tổng số hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động (số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM). Con số này không tiêu biểu, đại diện cho toàn bộ DN nên cũng không phản ánh toàn diện bức tranh lương, thưởng Tết của DN trên địa bàn TP.

Điều đáng nói, trong các công văn về việc báo cáo tình hình lương, thưởng Tết có nêu mục đích là để "ổn định tình hình quan hệ lao động, tạo điều kiện tốt để DN tập trung sản xuất, kinh doanh và người lao động an tâm làm việc". Song công văn chỉ "đề nghị các DN thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn TP HCM quan tâm thực hiện tốt việc trả lương, thưởng cho người lao động trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán…". Có nghĩa đây chỉ là một công văn mang tính "kêu gọi, động viên" chứ không phải văn bản pháp luật mang tính bắt buộc phải thực hiện. Thế nên mới có tình trạng TP có hơn 300.000 DN mà chỉ 1.961 DN báo cáo. Những DN báo cáo không được khen, những DN làm thinh cũng không bị quở phạt. Thế thì ban hành công văn để làm gì?

Điều 103 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Như vậy, rõ ràng pháp luật cũng xem thưởng Tết là chuyện "tùy tâm" bởi nếu DN viện lý do hiệu quả sản xuất, kinh doanh kém và người lao động làm việc chưa hết mình, chưa xứng đáng được thưởng thì họ có quyền không thưởng mà pháp luật cũng không thể chế tài.

Thưởng, đúng nghĩa của từ này thì phải hiểu là chỉ dành cho những nhân tố đặc biệt xuất sắc, vượt trội.  Còn như cào  bằng, ai cũng có thì đó chẳng nên gọi là thưởng. Chưa kể bây giờ các DN cạnh tranh thu hút người tài, giữ chân lao động giỏi nên họ tự biết mình phải làm thế nào để xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt người lao động và đối tác, khách hàng của mình. Trong quy chế hoạt động của DN, hợp đồng lao động ký với người lao động và thỏa ước lao động tập thể đều có những điều khoản về lương, thưởng. Đây là thỏa thuận trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện. Nếu DN đối đãi tốt thì người lao động sẽ gắn bó, còn "chơi không đẹp" thì họ sẽ rời xa. Quan hệ lao động đang dần hướng đến nguyên tắc đó nên cơ quan quản lý nhà nước không nhất thiết phải can thiệp bằng các văn bản hành chính.

Thực tế cho thấy, đến hẹn lại lên, mấy chục năm qua, cứ đến đầu tháng 12 từ trung ương đến địa phương đồng loạt ra văn bản yêu cầu báo cáo lương, thưởng Tết và đến cuối tháng 12 thì đồng loạt tổng hợp, báo cáo để báo chí làm rùm beng rồi… thôi.

Mới đây một nữ công nhân làm việc trong một DN có chủ bỏ trốn ở quận 12, TP HCM, sau khi đọc trên báo tin: "TPHCM thưởng Tết Dương lịch cao nhất 1,5 tỉ đồng" đã bật khóc. Chị nói: "Chúng tôi ở đây, lương còn không có, nói gì đến thưởng". Đây cũng là tâm trạng chung của nhiều người lao động ở những nơi mức thưởng không như mong muốn.

Thế thì báo cáo và công bố lương, thưởng Tết để làm gì? Thật ra chẳng để làm gì cả mà chỉ có thể khiến một bộ phận không nhỏ người lao động thêm chạnh lòng!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo