xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử vụ “hôi bia” để làm gương

Phạm Hồ

(NLĐO) - Sớm có biện pháp xử lý những kẻ “hôi bia” để ngăn chặn tình trạng hành xử bất chấp pháp luật, đạo lý trong một bộ phận người dân kém ý thức

 Thông tin Công an tỉnh Đồng nai tuyên bố xử nghiêm những kẻ cướp cạn bia khi tài xế Hồ Kim Hậu làm nghiêng xe tải đổ bia xuống đường vào ngày 4-12 tại TP Biên Hòa đã được rất nhiều bạn đọc đồng tình. Những hành vi đáng xấu hổ trên nếu không có biện pháp xử lý để làm gương sẽ là những “ung nhọt” rất dễ lây lan trong xã hội.

 Ngăn chặn hành vi cướp cạn

Ngay khi báo chí đưa hình ảnh của anh Hồ Kim Hậu, nhiều bạn đọc đã không khỏi chua xót cho hoàn cảnh của anh. Bạn đọc Sao Mai nói: “Nhìn Tài xế Hồ Kim Hậu thật khắc khổ, dấu vết lao động nặng nhọc còn in hằn trên khuôn mặt, vậy mà sao lại có một số người nỡ ra tay trắng trợn cướp bia của anh thay vì phải giúp anh trong lúc hoạn nạn. Hình ảnh của vụ cướp đã có, giờ công an nếu có nhiệt huyết và công tâm thì không khó gì để bắt họ phải chịu trách nhiệm những gì họ đã làm. Phải xử lý thật nghiêm vì đây là tội ăn cướp, tội vô cảm, vô lương tâm với đồng loại, và còn răn đe cho những trường hợp tương tự”.
img
Hớn hở vui mừng vì cướp được bia của người khác

Tình trạng hôi của khi người khác gặp nạn đã xảy ra tại nhiều nơi với nhiều hình thức khác nhau. Còn nhớ trước đây có xe tải gặp nạn rơi xuống vực biển ở miền Trung. Thay vì cứu nạn nhân, nhiều người lại bỏ mặc và vào hôi của. Hoặc thường ngày những vụ va quẹt ngã xe máy trên đường phố, không ít người nhanh tay lấy điện thoại của nạn nhân... Xử lý nghiêm khắc và cảnh báo trên các phương tiện truyền là điều cần thiết để ngăn chặn cái ác.
 
Bạn đọc Thanh Danh, cho biết: Thật ra không hẳn ai cũng muốn hôi của như những gì chúng ta đã thấy qua vụ việc trên. Tuy nhiên, khi nhiều người cùng hùa vào cướp thì tâm lý này nhanh chóng lan sang người khác. Nếu họ không có nền giáo dục tốt, không cứng lòng và thiếu thành ý thì sẽ dễ dàng bị cuốn theo. Vấn để không chỉ trông chờ vào ý thức mà phải có biện pháp răn đe thì những giá trị của cuộc sống mới được bảo vệ. Xử lý nghiêm, răn đe triệt để cũng là một phương pháp giáo dục, một cách uốn nắn hành vi ứng xử trong cộng đồng.

Sao bắt tài xế bồi thường ?

Thông tin về việc công ty bia yêu cầu tài xế bồi thường hơn 300 triệu đồng cho số hàng bị cướp làm nhiều bạn đọc thắc mắc. Với hoàn cảnh quá khó khăn như của tài xế Hồ Kim Hậu (đang nuôi con nhỏ, ở nhà thuê...) thì biết bao giờ anh mới bồi thường đủ số tiền trên.
 
Bạn đọc Nguyễn Tố Quyên cho rằng: “Số tiền bồi thường là quá lớn, những người đã cướp bia hãy trả lại để gia đình anh Hậu không phải lâm vào tình cảnh bi đát. Khi cơ quan công an vào cuộc vụ này thì hãy buộc những người tham gia vào vụ cướp bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân”.
img
Tài xế Hồ Kim Hậu đau khổ đdến trình báo sự việc với công an
 
Nhiều bạn đọc khác cho rằng buộc anh Hậu bồi thường là điều khó chấp nhận. Đây là vụ tai nạn giao thông nên không thể lấy lý do đó để đổ hết trách nhiệm cho anh Hậu. Mặt khác, việc hàng trăm người cướp bia rõ ràng không phải lỗi của anh Hậu. Anh Hậu cũng đã can ngăn hết mức nhưng không thể ngăn chặn. Trong trường hợp này anh Hậu cũng là nạn nhân nên không thể buộc anh bồi thường.
 
Bạn đọc tên Hòa, phân tích: Ở nước ngoài làm gì có luật buộc tài xế bồi thường như vậy. Chủ xe phải đóng tiền bảo hiểm xe và bảo hiểm lao động cho tài xế. Người kinh doanh phải mua bảo hiểm cho thương vụ của mình. Nếu xảy ra sự cố như trên, người kinh doanh bồi thường không nổi thì công ty giải thể và khai phá sản chứ không thể đòi từ nhân viên hoặc tài sản cá nhân của chủ công ty (nếu là công ty hữu hạn). Tài xế không đáng tin cậy thì chỉ có thể bị đuổi việc và cảnh sát phạt lỗi chạy ẩu (nếu có). Thậm chí nhiều chủ doanh nghiệp còn khuyên nhân viên khi bị cướp thì không nên chống cự mà hãy tuân lời bọn cướp. Việc ngăn chặn bọn cướp được cảnh sát lo và đây là trách nhiệm của họ. Tính mạng là trên hết, nếu bị thương tích thì chương trình bảo hiểm lao động (do chủ doanh nghiệp mua) còn phải trả tiền chữa bệnh cho nhân viên hoặc bồi thường nhân mạng còn tốn hơn.


Nuốt không trôi

“Xem ra những ai "lỡ lượm và thỉnh" mấy lon bia về nhà bây giờ khó nuốt rồi đó. Vị bia bây giờ bắt đầu đắng ngắt. Ngày hôi của rạng rỡ mặt mày, ngày chuẩn bị đối diện pháp luật chắc mặt mày ủ rủ giữ lắm. Bây giờ có muốn khuâng trả mấy thùng bia cũng khó và "mệt" lắm phải không mấy vị lỡ dại. Vị bia này chắc những người trên nhớ đến lâu lắm” - bạn đọc Bất Bình.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo