xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trao giải cuộc thi "Từ trong ký ức", phát động cuộc thi "Người Thầy kính yêu"

Bài: PHAN ANH; ảnh: HOÀNG TRIỀU

(NLĐO) - 7 tác phẩm xuất sắc đã đoạt giải Cuộc thi viết "Từ trong ký ức" lần thứ 2 do Báo Người Lao Động tổ chức

Ngày 28-7, trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 47 năm Ngày thành lập (28.7.1975 - 28.7.2022), Báo Người Lao Động đã trao giải Cuộc thi viết "Từ trong ký ức" lần thứ 2.

Gần 300 bài dự thi

Cuộc thi "Từ trong ký ức" lần 2 được Báo Người Lao Động phát động vào ngày 28-7-2021, khởi đăng từ ngày 1-8-2021, với sự tài trợ chính của Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) và sự đồng hành của FE Credit.

Trao giải cuộc thi Từ trong ký ức, phát động cuộc thi Người Thầy kính yêu - Ảnh 1.

Báo Người Lao Động tặng hoa cảm ơn 2 đơn vị đồng hành cùng Cuộc thi

Cuộc thi nhận được bài viết của bạn đọc khắp mọi miền đất nước, chủ đề đa dạng, tất cả đều là những hồi ức của tình yêu thương, lòng biết ơn, sự nỗ lực vươn lên trong đời sống cùng những bài học làm người.

Từ gần 300 bài dự thi của các cây bút chuyên và không chuyên trong nước lẫn ở nước ngoài gửi về, Hội đồng chung khảo đã chọn ra 20 bài và quyết định trao giải cho 7 tác phẩm xứng đáng nhất.

Trong đó, 1 Giải Nhất trị giá 30 triệu đồng, 1 Giải Nhì trị giá 20 triệu đồng, 2 Giải Ba trị giá 15 triệu/giải và 3 Giải Khuyến khích trị giá 10 triệu/giải.

Ba Giải Khuyến khích thuộc về:

Tác giả Nguyễn Thái Sơn – tác phẩm: Con đường đại học và mấy lần bật khóc

Tác giả Lê Quốc Khởi – tác phẩm: Đi học mùa nước nổi

Tác giả Võ Sáu – tác phẩm: Vị tướng nước ngoài nhớ ơn người cứu mạng

Trao giải cuộc thi Từ trong ký ức, phát động cuộc thi Người Thầy kính yêu - Ảnh 2.

Trao giải cho các tác giải có tác phẩm đoạt giải

Hai Giải Ba được trao cho:

Tác giả Đặng Thị Diệu Hà (tức nhà văn Hoài Hương) – tác phẩm: Ba tôi và "tài sản" để lại

Tác giả Lê Văn Mai - tác phẩm Những năm tháng hào hùng

Giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang, bút danh Trang Nguyễn với tác phẩm: 0,01 điểm và khoảng cách với thủ khoa.

Giải Nhất thuộc tác giả Viên Nguyệt Ái với tác phẩm: Đi qua bệnh tật nghiệt ngã.

"Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời"

Phát biểu tại lễ trao giải, nhà báo - nhà văn Huỳnh Dũng Nhân thay mặt ban giám khảo xúc động: "Khi cầm 20 bài viết lọt vào chung khảo để chấm và đến khi cầm bảng kết quả xếp hạng cuộc thi, trong lòng tôi vẫn cứ vang lên câu thơ: "Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi số phận rất riêng dù rất nhỏ. Mỗi số phận chứa một phần lịch sử. Chắc tinh cầu nào đã sánh nổi đâu…"

Ông cho biết khi tôi đọc từng chữ trong bài dự thi, từng câu trong mỗi bài vào vòng chung khảo, mỗi đoạn kết của những bài đã đoạt giải hôm nay, ông càng thấy thấm thía hơn câu thơ "Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời". Đúng là như vậy đấy. Mỗi số phận hoàn cảnh đều chứa một phần lịch sử.

Trao giải cuộc thi Từ trong ký ức, phát động cuộc thi Người Thầy kính yêu - Ảnh 3.

Nhà báo - nhà văn Huỳnh Dũng Nhân thay mặt ban giám khảo chia sẻ cảm nhận về các tác phẩm tham gia Cuộc thi

Trong các bài đoạt giải hôm nay, có ba mảng chủ đề chính "chứa một phần lịch sử" như thế. Đó là mảng giáo dục, học tập mà điều thấy rõ nhất đây là những ký ức vượt qua chính mình, khắc phục khó khăn, chiến thắng số phận nghiệt ngã.

Đôi khi chỉ 0,01 điểm trong một bài thi mà tạo cho một thủ khoa biết cách vượt mọi thử thách trong cuộc sống.

Mảng ký ức thứ hai là những câu chuyện những số phận, của mỗi gia đình, mỗi con người…, có điểm chung là sống một thời đại; có những ký ức "bom đạn bay qua suốt cuộc đời mình". Đất nước Việt Nam và lịch sử những năm tháng của chiến tranh đã dựng nên những người lính anh dũng và rất nhân văn cao thượng trong từng trận tuyến. Đó là một chiến sĩ tình báo trong "một thời đạn bom một thời hòa bình" luôn chiến đấu và sống cao thượng, để lại cho thế hệ sau những câu chuyện cống hiến của những con người sống và chiến đấu bằng lý tưởng của Bộ đội Cụ Hồ.

Mảng ký ức thứ ba có thể gọi là mảng vượt qua số phận, là chuyện đời tự kể.

Là những lần thất bại rồi lại vươn lên chứ không đầu hàng số phận nghiệt ngã, dù bao lần bật khóc tưởng đã thua cuộc. Trong cuộc sống này, không phải ai sinh ra cũng được may mắn và gặp hoàn cảnh tốt đẹp, hoàn hảo. Điều gì đã làm thôi thúc họ vượt qua những khó khăn đó? Đôi khi chỉ là một ánh mắt yêu thương, một câu nói trăn trở, một bàn tay sẻ chia của người cha có mái tóc bạc, của người mẹ có dáng lưng còng… trong mỗi mùa nước nổi, mỗi kỳ thi đại học, chỉ vậy thôi.

Ký ức có khả năng nhắc nhớ ấp ủ kỷ niệm, ký ức có sự lan tỏa yêu thương, ký ức tạo được động lực cho mỗi bước chân vững bước trên đường xa.

"Điều cuối cùng tôi muốn nói là ký ức có một khả năng tuyệt vời. Tuy ký ức thuộc về phạm trù quá khứ song ký ức lại có khả năng lấy nước mắt của những người hiện tại. Và những bài đoạt giải hôm nay, trong cuộc thi này, là những tác phẩm như thế..." - ông Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ.

PHÁT ĐỘNG CUỘC THI VIẾT "NGƯỜI THẦY KÍNH YÊU"

Tại lễ kỷ niệm, Báo Người Lao Động đã phát động Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu".

TS - nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động chia sẻ thầy cô giáo ở trong tâm trí chúng ta không chỉ thời cắp sách đến trường, mà dấu ấn của người thầy để lại xuyên suốt trên con đường học vấn, trong tính cách, trong sự nghiệp và cuộc sống đời thường.

Cuộc sống càng bận rộn, chúng ta càng có nhiều trải nghiệm thì nghĩ về người thầy, chúng ta lại càng biết ơn và trân trọng. Ký ức về thầy không chỉ là con chữ, con số, những bài giảng, điểm số, phạt đòn, khen thưởng… mà thầy cô đã gieo vào ta cách sống, cách ứng xử từ môi trường nhỏ là lớp học, tình bạn tình thầy trò nơi học đường… để ta bước ra cuộc đời rộng lớn vững vàng hơn.

TBT

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động phát động Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu"

Ký ức về người thầy luôn gắn với tuổi ấu thơ và thời thanh xuân tươi đẹp nhất của mỗi con người. Cho dù giờ đây có những thầy cô vẫn miệt mài đưa đò với mái tóc điểm sương hay đã nghỉ hưu, cũng có người đã đi xa, nhưng thầy cô vẫn trẻ mãi trong tiềm thức mỗi người.

"Chủ đề này chắc chắn sẽ chạm vào mạch cảm xúc của nhiều người. Chúng tôi trông chờ những bài viết hay, chân thật, phác họa được chân dung của người đưa đò trong ký ức hoặc trong đời sống hiện nay, qua những kỷ niệm, những câu chuyện, hình ảnh ghi dấu ấn của thầy cô đối với cuộc đời của chúng ta, để thấy sâu sắc hơn tình nghĩa thầy trò theo năm tháng, để thắp sáng hơn nữa truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta" - ông Tô Đình Tuân bày tỏ.

Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi sẽ chọn ra những tác phẩm xuất sắc và những tấm gương thầy cô tiêu biểu để trao giải và vinh danh nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) năm nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo