xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các bộ, địa phương "níu giữ", không muốn chuyển doanh nghiệp về SCIC

Minh Chiến

(NLĐO)- SCIC cho biết việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ các bộ, địa phương về đơn vị này còn chậm.

Tại cuộc gặp gỡ báo chí ngày 8-8, ông Nguyễn Chí Thành, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết theo Quyết định 1232, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định việc các bộ, UBND tỉnh chuyển giao về SCIC để triển khai bán phần vốn Nhà nước tại 62 doanh nghiệp, với tổng số vốn Nhà nước là trên 11.200 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến hết tháng 6-2018, SCIC chỉ mới tiếp nhận 25/62 doanh nghiệp theo danh sách chuyển giao với tổng vốn Nhà nước là 862,48 tỉ đồng trên tổng vốn điều lệ là 2.068 tỉ đồng.

Cũng theo ông Thành, số doanh nghiệp chưa chuyển giao là 37 với tổng vốn Nhà nước là 10.113 tỉ đồng trên tổng vốn điều lệ là 14.721 tỉ đồng. Theo đó, 37 doanh nghiệp này thuộc 5 bộ và 8 địa phương.

Các bộ, địa phương níu giữ, không muốn chuyển doanh nghiệp về SCIC - Ảnh 1.

SCIC cho biết việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ các bộ, địa phương về đơn vị này còn chậm

Nói về việc chậm chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ các bộ, địa phương về SCIC, ông Thành cho biết mấu chốt ở đây có 2 vấn đề là thực thi pháp luật và lợi ích.

"Thông tư, quyết định, các văn bản thông báo chỉ đạo đều đã có, căn cứ pháp lý thực hiện đầy đủ, tuy nhiên con số bàn giao về SCIC chưa đạt được như kỳ vọng"- ông Thành nhấn mạnh.

Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC cho rằng, các địa phương đang hiểu Luật Ngân sách có điều khoản cho phép giữ lại doanh nghiệp, thu cổ tức để đưa về ngân sách địa phương.

"Do đó, mới đây SCIC đã làm việc với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để có những thông tin đầy đủ nhất về Luật Ngân sách, không phải doanh nghiệp ở lại địa phương thì phần thu cổ tức sẽ đưa về ngân sách, để tránh việc địa phương giữ lại doanh nghiệp"- ông Nguyễn Chí Thành nói.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) SCIC Nguyễn Đức Chi cũng bày tỏ những lo ngại khi việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ các bộ, địa phương về SCIC chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Ông Chi cũng nêu thực tế các bộ, địa phương chưa quyết liệt trong việc chuyển giao.

"Về phía SCIC, chúng tôi rất tích cực, nhưng khi làm việc với các doanh nghiệp, bộ, địa phương thì vướng chỗ này chỗ kia. Như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 6 doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao, chúng tôi đã làm việc với 5 doanh nghiệp, lập biên bản, chốt số liệu nhưng đến nay vẫn chưa bàn giao vì vướng thủ tục"- ông Chi cho hay.

Đối với Bộ Công Thương, Chủ tịch HĐTV Nguyễn Đức Chi cũng cho biết đã làm việc với doanh nghiệp, lãnh đạo bộ. Trong đó Tập đoàn Dệt may hay Tổng Công ty Thép đều đã làm xong hết số liệu, thủ tục tuy nhiên vẫn đang phải chờ bộ ký nên việc bàn giao đang "lừng khừng".

Theo báo cáo của SCIC, trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu cổ tức đạt 1.220 tỉ đồng (bằng 49% kế hoạch năm). Doanh thu tài chính đạt 715 tỉ đồng, bằng 55% kế hoạch năm.

Doanh thu bán vốn (bao gồm cả CTCP Nhựa Bình Minh) là 2.669 tỉ đồng, chiếm gần 48% tổng thu thoái vốn của cả nước là 5.598 tỉ đồng.

Tháng 3-2018, SCIC đã thực hiện bán đấu giá thành công 24.139.923 cổ phần tại CTCP Nhựa Bình Minh với giá trị 96.500 đồng/cổ phiếu, thu được 2.330 tỉ đồng, chênh lệch giá vốn 2.182 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo