xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể chấp nhận thủ tục như yêu sách

Bài và ảnh: Thế Dũng

Thủ tướng đã 2 lần nhắc về việc đôn đốc các bộ trình nghị định về cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính

Ngày 12-7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và việc đơn giản hóa, cắt giảm các điều kiện kinh doanh (ĐKKD).

Ảnh hưởng lòng tin của doanh nghiệp

Phát biểu mở đầu phiên họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thẳng thắn đánh giá đã hết nửa năm 2018 nhưng đến nay, kiểm tra lại thấy tiến độ chậm quá. "Trong tuần qua, Thủ tướng đã 2 lần nhắc về việc đôn đốc các bộ trình nghị định về cắt giảm các ĐKKD, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC). Tại phiên họp Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng cũng rất gắt gao việc này" - ông Mai Tiến Dũng nêu rõ.

Không thể chấp nhận thủ tục như yêu sách - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, chủ trì phiên họp về cải cách thủ tục trong xuất nhập khẩu

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng yêu cầu VPCP dự thảo chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường cải cách các hoạt động KTCN, cắt giảm các TTHC, đặc biệt là với hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo kế hoạch, ngày 30-6, các bộ trình dự thảo nghị định để hoàn thành vào ngày 30-7 nhưng đến nay, các dự thảo chủ yếu vẫn đang trong thời kỳ soạn thảo. "Đến nay, mới có Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có dự thảo và đang xin ý kiến các thành viên Chính phủ. Một số bộ đang soạn thảo trong phạm vi của bộ, đang thẩm định ở Bộ Tư pháp, chưa gửi VPCP" - ông Dũng lưu ý.

Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá những bất cập, tồn tại về KTCN chưa được cải cách triệt để theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng... Thực tế cũng chỉ có Bộ Công Thương đi đầu cắt giảm 675 ĐKKD khi ban hành Nghị định 08 vào tháng 1-2018. "Chúng ta công bố nhưng để thời gian quá dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp" - bộ trưởng nói.

Người đứng đầu VPCP nêu mới đây tại một hội nghị, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) phản ánh có một gói cà phê sữa có chứa sữa sấy khô mà chúng ta yêu cầu bóc ra kiểm tra xem có dịch bệnh không. "Có thể nói đây là phát sinh thủ tục KTCN. Thủ tục mà chúng ta yêu sách như vậy là không chấp nhận được. Hay có doanh nghiệp dán nhãn hiệu xuất xứ cho 4 tủ lạnh mất 149 triệu đồng nhưng nhãn đó chỉ riêng cho từng sản phẩm của từng doanh nghiệp. Cắt giảm thế này thì không thực chất, chỉ hình thức" - ông Mai Tiến Dũng gay gắt.

Ông Mai Tiến Dũng cho biết ngày 11-7, khi tiếp Hội đồng Thương mại Mỹ, họ đánh giá cao chỉ đạo của Chính phủ và triển khai của các bộ nhưng họ băn khoăn về việc một tàu chở 5 loại hàng của 5 chủ hàng nhưng theo yêu cầu của hải quan phải hoàn thành thủ tục cả 5 lô hàng mới được thông quan, dẫn đến việc 4 lô hàng đã xong thủ tục phải chờ một lô hàng còn lại. "Còn cả việc thịt bò bị áp giá đánh thuế cao hơn giá thị trường, đây là phía Mỹ có ý kiến" - ông Dũng nêu và đề nghị phía hải quan lý giải.

Cần xóa độc quyền

kiểm tra chuyên ngành

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhận xét cải cách trong lĩnh vực KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chưa được như mong đợi. "Trên thực tế, cho đến nay mới có khoảng 6% mặt hàng được đưa ra khỏi diện phải KTCN... Về thời gian cho KTCN, mặc dù có nhiều cải cách về thủ tục, tới nay, thời gian KTCN trung bình vẫn là 76 giờ/thủ tục, cao hơn xấp xỉ 3 lần so với các nước ASEAN-4" - ông Lộc dẫn chứng.

Ông Lộc sau đó nêu 8 kiến nghị của VCCI, đáng chú ý là cần xóa bỏ tình trạng độc quyền trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp. Theo đó, cần có cơ chế để tất cả tổ chức chứng nhận sự phù hợp đáp ứng năng lực chuyên môn đều có thể tham gia vào hoạt động kiểm tra chứng nhận.

Liên quan đến vấn đề đơn giản hóa, cắt giảm ĐKKD, ông Lộc cho rằng mục tiêu hoàn thành cắt giảm 50% tổng số ĐKKD trước mốc ngày 31-10 là một thách thức rất lớn. Chưa kể quá trình soạn thảo nghị định, chờ thủ tục thông qua rất mất thời gian. Trong khi đó, chất lượng đơn giản hóa, cắt giảm ĐKKD chưa đồng đều, có tình trạng chạy theo con số, mang tính đối phó, không thực chất.

"Các bộ trưởng, các lãnh đạo bộ có thể rất tích cực, nôn nóng nhưng khi xuống cấp vụ, đặc biệt là cấp chuyên viên trực tiếp soạn thảo văn bản, chúng tôi nghĩ rằng đã không làm đúng theo yêu cầu. Có vấn đề là các bộ phận quản lý giấy phép không muốn thực hiện những cải cách để tước bỏ quyền lợi của mình" - ông Lộc nhận xét và đề xuất trong nội bộ từng bộ, các bộ trưởng không giao cho các vụ, cục đang thực hiện nhiệm vụ cấp phép lại là cơ quan chủ trì soạn thảo phương án hay các nghị định, thông tư cải cách cấp phép này.

"Những đơn vị nào đang cấp phép thì sẽ không có động lực và sẽ tìm cách này, cách khác giữ lại quyền của mình. Quy định cải cách cần giao cho các đơn vị độc lập, chịu trách nhiệm trước bộ trưởng và chủ động tham vấn những vấn đề chuyên môn của các cơ quan khác" - chủ tịch VCCI nói thêm.

Cải cách phải triệt để

Theo chủ tịch VCCI, các phương án cải cách cần mang tính triệt để. Các bộ cần mở rộng đánh giá các điều kiện kinh doanh chứa đựng trong luật, để có phương án sửa đổi hoặc bãi bỏ những ĐKKD bất hợp lý. Khi soạn thảo phương án cắt giảm ĐKKD, các bộ cần tích cực tham vấn VCCI và các hiệp hội liên quan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo