xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cưa 1 cây khô, 5 người khốn khổ

Bài và ảnh: HOÀNG THANH

Mỏi mòn đòi công lý khi cưa cây khô lại bị xử tội "Trộm cắp tài sản" trong nhiều năm, 5 người nông dân mới được tuyên vô tội thì TAND Tối cao lại kháng nghị, yêu cầu xử lại theo hướng có tội

Ngày 1-8, 5 người gồm Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Thụ, Lê Quốc Khánh, Nguyễn Ngọc Bình (cùng trú tại huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) và Phan Tiến Dũng (nguyên cán bộ rừng đặc dụng Đắk Uy, tỉnh Kon Tum) cho biết đã nhận được tin kháng nghị bản án phúc thẩm của TAND Tối cao.

Cưa cây khô, bị xử tội trộm cắp?

TAND Tối cao đã kháng nghị, đề nghị TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Kon Tum và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm số 38/2017/HSST, ngày 27-9-2017 của TAND huyện Đắk Hà, tức tuyên phạt các bị cáo này phạm tội "Trộm cắp tài sản".

Theo nội dung vụ việc, tháng 4-2016, ông Dũng để cho nhóm ông Bảy vào rừng cưa cây gỗ trắc chết khô, lấy 1 lóng gỗ (khối lượng chỉ 0,123 m3) thì bị phát hiện nên bỏ về. Cùng ngày, 4 người nông dân lần lượt tới Công an huyện Đắk Hà tự thú. Sau đó 4 người này và ông Dũng bị Công an huyện Đắk Hà khởi tố về tội "Trộm cắp tài sản".

Cưa 1 cây khô, 5 người khốn khổ - Ảnh 1.

Phiên xử phúc thẩm lần 2 tuyên các bị cáo không phạm tội

Tháng 9-2016, TAND huyện Đắk Hà xử sơ thẩm lần 1, tuyên phạt 5 bị cáo từ 12 đến 15 tháng tù. Tháng 4-2017, TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm lần 1 tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại vì cho rằng vi phạm tố tụng. Ngày 27-9-2017, TAND huyện Đắk Hà xử sơ thẩm lần 2 vẫn buộc tội "Trộm cắp tài sản" các bị cáo và tuyên phạt từ 11 đến 14 tháng tù. Ngày 1-6-2018, sau nhiều lần hoãn tòa vì các lý do khác nhau, TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm lần 2 tuyên các bị cáo không phạm tội.

Khi được tuyên không phạm tội "Trộm cắp tài sản", niềm vui của cả bị cáo lẫn người dân dự tòa đều vỡ òa. Nhưng niềm vui ấy chưa hưởng được bao lâu thì giờ họ lại nghe tin tòa tối cao kháng nghị.

Sau khi nghe tin, những nông dân nghèo khó từng là bị cáo đã bàng hoàng, không tin đó là sự thật. "Thật quá bất ngờ. Tôi không nghĩ là tòa án tối cao lại kháng nghị bản án. Tại sao tôi chỉ cưa cây gỗ khô lại bị buộc tội trộm cắp tài sản? Cứ nghĩ từ nay gia đình sẽ có được cuộc sống bình thường để lo làm ăn, nuôi con thì mọi thứ giờ lại đảo lộn. Người dân nghèo như chúng tôi biết tin vào đâu?" - ông Bảy than.

Riêng ông Lê Quốc Khánh thì lo lắng hơn khi hầu như tất cả tài sản của gia đình đã bán đi để đi tìm công lý, rửa tiếng oan trộm cắp, chưa trả được nợ nay lại sắp phải ra tòa. "Tôi đã phải vay ngân hàng, bán gần hết tài sản của gia đình rồi. Mới lấy lại tinh thần, lo gầy dựng lại cuộc sống thì tới đây lại phải tiếp tục hầu tòa. Cứ như vầy, gia đình tôi chắc chỉ còn nước dắt díu nhau ăn mày" - ông Khánh nói. Mà đâu đã hết, lo lắng nhất của ông là khi các con lại phải mặc cảm cha mình mang tiếng xấu.

Chưa từng có tiền lệ

Luật sư (LS) Lê Văn Hoan, Trưởng Văn phòng LS Lê Văn (Đoàn LS TP HCM), cho rằng bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Kon Tum đã tuyên các bị cáo không phạm tội "Trộm cắp tài sản" là đúng người, đúng pháp luật và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Việc bản án này bị TAND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm là rất lạ.

Theo LS Hoan, Nghị định 157/2013 và Thông tư liên tịch 19/2007 của liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tư pháp - Công an - VKSND Tối cao - TAND Tối cao, hành vi vào rừng cưa cây gỗ trắc đã chết của 5 người này là sai. Nhưng không thể xử lý hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính.

Theo Nghị định 157/2013, hành vi các bị cáo là "khai thác rừng đặc dụng trái phép", tuy nhiên, tang vật chỉ có 0,123 m3, chưa đủ định lượng (5 m3) nên không thể xử lý hình sự. Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch số 19/2007, 5 người khai thác gỗ tại rừng đặc dụng Đắk Uy không phải là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh nên không thể xem xét xử lý theo các điều luật tương ứng quy định "Các tội xâm phạm sở hữu". Đây là rừng tự nhiên, không ai tác động để có cây này, cũng không phải do quan hệ dân sự chuyển giao mà có nên không thể xem là "Trộm cắp tài sản"…

Đặc biệt, rất nhiều vụ vi phạm tương tự xảy ra tại khu rừng này trước và sau vụ án của các bị cáo, có vụ khối lượng, giá trị gỗ nhiều hơn nhưng không vụ nào bị xử lý hình sự. Ví dụ, năm 2014 xảy ra 48 vụ vi phạm, trong đó 37 vụ khai thác trái phép tổng số 9,924 m3 gỗ trắc thì cả 48 vụ đều xử lý hành chính. Đặc biệt, đầu tháng 7-2017, có cây gỗ trắc bị cưa hạ, trị giá tang vật là hơn 20,1 triệu đồng (hơn giá trị khúc gỗ các bị cáo lấy 19,6 triệu đồng) cũng chỉ bị xử lý hành chính. Như vậy, một hành vi vi phạm nhưng trường hợp này chỉ xử lý hành chính, trường hợp kia lại xử lý hình sự là không thể chấp nhận.

LS Hoan phân tích trong lịch sử tố tụng, chưa từng có vụ án nào cưa cây gỗ mà bị xét xử tội "Trộm cắp tài sản" như vụ án này. Có rất nhiều vụ án tương tự tại Bắc Kạn, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam… bị xử lý hình sự nhưng với tội danh "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng" chứ không hề có vụ án nào bị xét xử tội "Trộm cắp tài sản".

Không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

"Tại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của TAND Tối cao gần như không phân tích, lập luận mà chỉ dẫn lại nội dung vụ án rồi sau đó kết luận bản án phúc thẩm xử như vậy là không có căn cứ" - LS Hoan nhấn mạnh và cho rằng các cơ quan pháp luật cần xem xét một cách cẩn trọng vụ án này vì sinh mạng của 5 công dân và gia đình họ phụ thuộc vào tính công minh, khách quan của pháp luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo