xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Duyệt phim kinh dị:Cởi trói hay thả giàn...

Theo SGGP

Nếu như cách đây vài ba năm, phim kinh dị còn xa lạ đối với màn ảnh TPHCM, dân ghiền phim nói chung, ghiền phim kinh dị nói riêng chỉ có thể tìm thấy những bộ phim loại này tại các cửa hàng kinh doanh băng đĩa lậu, thì nay đã có thể đàng hoàng bước chân vào rạp để đắm mình trong cảm giác ghê rợn. Những nhà nhập khẩu phim mừng vì cơ chế duyệt phim đã thông thoáng hơn. Còn các nhà làm phim Việt Nam cũng lao vào sản xuất phim kinh dị…

Bùng nổ phim kinh dị

Mùa hè 2006 có thể xem là lần đầu tiên những bộ phim kinh dị bùng nổ trên màn ảnh thành phố: “Im thin thít và lặn mất tăm”, “Cô bạn gái kinh dị”, “Cuộc gọi lúc nửa đêm”, “Linh cảm của Wendy”, “Hình nhân liễu gai”, “Trò chơi định mệnh”, “Cảnh sát Vampire”, “Lãnh địa tối cao”...

Sắp bước vào mùa hè 2007, một loạt những bộ phim có yếu tố kinh dị cũng đang chờ sẵn để ra rạp: “Ma tốc độ”, “Đêm kinh hoàng”, “Đầm lầy chết”, “Hồn sói”, “Quyển sách số 23”… Năm 2006, chính dòng phim kinh dị là những bộ phim tạo được không khí nhất ở các rạp. Năm nay, ngoài xem phim kinh dị nhập, khán giả trong nước còn chờ đợi những bộ phim kinh dị… made in Việt.

Từng có rất nhiều bộ phim là nỗi ám ảnh đối với người xem. Có khán giả thú nhận có những phim sau khi xem, suốt một thời gian dài đã không dám ở một mình.

Tuy nhiên với khán giả đam mê thể loại phim kinh dị thì phim càng có những cảnh “kinh dị” bao nhiêu càng kích thích bấy nhiêu. Cái ranh giới giữa việc tạo cảm giác sợ hãi với sự kích thích tâm trí người xem tạo nên nỗi ám ảnh tai hại trong những bộ phim kinh dị xem ra khá mong manh.

Có thể kể tên một vài bộ phim kinh dị năm qua đã gây không ít phản ứng trong khán giả như: “Cô bạn gái kinh dị”, lấy việc xử lý xác chết sau khi giết người của nhân vật chính làm yếu tố gây cười (mặc dù không thể cười nổi).

Bộ phim “Hình nhân liễu gai” kết thúc với hình ảnh cả vợ và con gái của nhân vật chính cố tình tìm cách giết người chồng, người cha của họ mặc dù nhân vật này chẳng làm gì nên tội, thậm chí anh ta còn tỏ ra yêu thương và tìm cách bảo vệ vợ con mình…

Bộ phim “Im thin thít và lặn mất tăm” thì miêu tả hình ảnh một bà già sẵn sàng giết bất cứ ai mà bà ta cho rằng có thể làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của con cháu bà ta. Những vụ giết người xem ra động cơ chẳng có chút logic nào. Có cảm giác đây chỉ là những bộ phim mà yếu tố kinh dị được khai thác một cách phi lý nhằm thỏa mãn việc tạo ra những cái chết cho các bộ phim mà thôi…

Đến phim kinh dị “made in Viet Nam”...

Cách đây khá lâu, cũng có một vài nhà làm phim Việt Nam đã từng sản xuất phim kinh dị. Tuy nhiên vì phim làm chưa tới, hiệu ứng kinh dị còn quá giả nên không gây được ấn tượng. Với sự thành công trong việc nhập và phát hành phim kinh dị ngoại, một số nhà sản xuất phim Việt Nam manh nha bước vào cuộc.

Cuối năm 2006, Hãng phim Phước Sang đã bắt tay với một hãng phim Hàn Quốc để thực hiện bộ phim kinh dị có tên “Mười”. Nhân vật cô gái trẻ chết vì tình và trở thành một hồn ma do người mẫu Anh Thư thủ vai. Phim đang hoàn tất để có thể trình làng trong năm nay.

Mới đây nhất, Hãng phim Chánh Phương của diễn viên điện ảnh Nguyễn Chánh Tín cũng hoàn tất 2 phần đầu trong seri phim kinh dị “Chuyện lúc nửa đêm” do nhà thơ Bùi Chí Vinh viết kịch bản. Hai phần này cũng có những cái tên khá ấn tượng “Ngôi nhà bí ẩn” và “Suối oan hồn” được thực hiện tại một ngôi biệt thự hoang ở Đà Lạt. Không cần máu me, giết chóc nhưng đây được xem là những bộ phim mang nặng sự ám ảnh. Nhà sản xuất cho biết sẽ gộp 2 tập phim này lại và chuyển thể thành phim nhựa để chiếu rạp. Phim cũng sẽ ra mắt trong năm 2007.

Thêm một đạo diễn tuyên bố sẽ khai thác mảng đề tài kinh dị. Và nếu không có gì thay đổi, trong vài tháng tới, khán giả Việt Nam sẽ có những bộ phim kinh dị “made in Viet Nam” để xem.

Duyệt phim: cởi trói hay thả giàn?

Khoảng chục người trong Hội đồng duyệt phim quốc gia thuộc Cục Điện ảnh nắm trong tay “quyền sinh, quyền sát” đối với việc nhập phim nhựa. Lục lại danh sách những bộ phim từng bị bác trong những năm trước như “Ghost Mama”, “Constantine”, “Vampire Cop, Ricky”… có thể thấy, cơ chế duyệt phim hiện nay đã thông thoáng nhiều. Tuy nhiên, thời kỳ mới mở ra lại đang gây cho người xem cảm giác sự thông thoáng dường như quá đà.

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, nguyên Cục phó Cục Điện ảnh, một thành viên của Hội đồng duyệt phim quốc gia cho biết: “Nghị định 48CP đã quy định rõ những điều khoản cấm trong nội dung một bộ phim khi trình chiếu ở Việt Nam”. Nhưng tại sao vẫn có những bộ phim mà nội dung quá đà với những hình ảnh giết người dã man và phi lý lại vẫn được thông qua…? – “Thật ra những phim đó nội dung gốc còn kinh dị hơn nhiều, chúng tôi đã đề nghị cắt bớt (?!).

Cần nhìn nhận, phim kinh dị là một thể loại điện ảnh được chấp nhận trên thế giới. Rất nhiều bộ phim thuộc trường phái này đã nằm trong danh sách những bộ phim ăn khách nhất của mọi thời đại. Nhưng làm sao để những bộ phim khi được nhập cũng như đang sản xuất khi ra đến rạp mang đúng nghĩa là những tác phẩm giải trí, không gây kích thích đến mức quá đà, không tạo phản ứng ngược, không khiến cho giới trẻ bắt chước… là điều mà những người làm công tác kiểm duyệt cần nhạy bén hơn nữa trong xét duyệt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo