xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi SEA Games không phải là đích đến của bóng đá Việt Nam

Hoàng Tú - Ảnh: VFF

Khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện giao nhiệm vụ cho đội U22 Việt Nam phải đoạt HCV SEA Games 2019, giới truyền thông sau đó đồng loạt phản ánh việc HLV Park Hang-seo thừa nhận ông cảm thấy nhiều áp lực với chỉ tiêu này.

Khát vọng có HCV môn bóng đá tại SEA Games với bóng đá Việt Nam (BĐVN) là có thật bởi kể từ khi giành tấm HCV SEAP Games năm 1959, đã 60 năm trôi qua, thành tích cao nhất ở đấu trường này của BĐVN chỉ là ngôi á quân…

Bóng đá SEA Games chỉ còn là đấu trường của lứa U23 từ năm 2001 và từ năm 2019, chỉ có các đội U22 mới được tham dự giải. Nhắc đến các chi tiết này để thấy sân chơi SEA Games giờ chỉ còn là nơi rèn luyện cho các cầu thủ trẻ, nếu chỉ tập trung toàn lực cho việc giành thành tích ở đây, e chúng ta đang dần lạc hậu với thời cuộc.

Nhìn xa một chút, thể thao châu Á cũng chẳng phải là đối trọng của các nền thể thao châu lục khác. Vậy mà tại ASIAD 2018, Nhật Bản cũng chỉ cử dàn cầu thủ tuổi 20, 21 thi đấu dù quy định chung là đội tuyển U23, chưa kể được tăng cường 3 cầu thủ trên 23 tuổi. Lý do để người Nhật làm chuyện "ngược đời" như thế rất dễ hiểu khi cường quốc bóng đá số 1 của châu lục không đặt nặng thành tích ở sân chơi trẻ. Mục tiêu cần chinh phục của họ không gì khác hơn tấm HCV bóng đá Olympic 2020 mà Nhật Bản là nước chủ nhà.

Đã đến lúc BĐVN phải xác định đâu là đích đến trên hành trình phát triển. Đội tuyển quốc gia chính là nền tảng (cùng với giải vô địch quốc gia) để đánh giá sự thành bại của một nền bóng đá chứ không phải là giải trẻ. Khi đặt bút ký hợp đồng với HLV Park Hang-seo, VFF hướng tới AFF Cup 2018 và SEA Games 2019, hai mục tiêu cần được chinh phục và đều ở tầm Đông Nam Á. Ông Park đã thành công khi giúp BĐVN vô địch AFF Cup 2018, hơn thế nữa là dưới tay chuyên gia người Hàn, BĐVN còn để lại dấu ấn với những kết quả hết sức khả quan ở Giải U23 châu Á 2018, Á vận hội 2018 và Asian Cup 2019.

Không dám mơ tới thành tích vượt khỏi tầm khu vực nhưng khi đã "mở mày mở mặt" ở đấu trường châu lục, VFF cớ sao lại thu mình trong vỏ ốc, buộc BĐVN… đi lùi khi đặt chỉ tiêu phải vô địch SEA Games 2019 - đấu trường chỉ dành cho các cầu thủ U22 khu vực Đông Nam Á? Đừng quên trong năm 2019 này, dù muốn dù không, BĐVN cũng phải vượt qua được vòng loại giải U23 châu Á 2020 (bảng đấu diễn ra trên sân nhà Mỹ Đình cùng với 3 đội Thái Lan, Indonesia và Brunei cuối tháng 3) với tư cách đương kim á quân giải đấu 2018. Từ tháng 9 đến tháng 11, đội tuyển Việt Nam cũng hạ quyết tâm phải thi đấu thành công ở vòng loại World Cup 2022…

Với những gì đã làm được suốt hơn một năm qua, BĐVN giờ đây có quyền đặt tham vọng ở đấu trường châu lục. Đừng vì chiếc HCV SEA Games mà làm chậm bước tiến cả nền bóng đá!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo