Thị trường
16/07/2018 14:56

Vì sao người Hàn Quốc nhập cư được mệnh danh là 'vua giặt khô' tại Mỹ?

Cũng giống như các tiệm “làm nail” chủ yếu được người Việt Nam mở ra, rất nhiều cửa hàng giặt khô ở Mỹ có chủ sở hữu là người Hàn Quốc.

Một nghiên cứu được Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ thực hiện cho biết các nhóm người nhập cư gắn bó mật thiết thường sinh hoạt bên trong cộng đồng và mạng lưới của mình, vì thế họ chia sẻ và thừa hưởng những kỹ năng và công việc làm ăn giống nhau.

Về người Hàn Quốc và các cửa hàng giặt khô, mọi chuyện bắt đầu vào cuối thập niên 1970 khi khá nhiều người Hàn Quốc di cư sang Mỹ, cụ thể là thành phố New York, Chicago và Los Angeles. Vì rào cản ngôn ngữ và nhiều hạn chế khác, họ không thể tìm được việc làm ở Mỹ, nên nhiều người nhận làm những việc trong ngành sản xuất và học được các kỹ năng như may vá.

Vào lúc đó, hầu hết các cửa hàng giặt khô đều do người Do Thái và người Ý mở ra. Trong cuốn sách "Caught in the middle: Korean Communities in New York and Los Angeles" của Pyong Gap Min, ông giải thích rằng những người bán tạp hóa Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các mối bán buôn người Do Thái để tránh sự kỳ thị mà họ phải chịu từ những nhà cung cấp người da trắng khác.

Tuy nhiên, sau khi đã tiết kiệm đủ tiền để tự kinh doanh, họ quyết định đầu tư vào các cửa hàng giặt khô vì họ coi đây là ngành kinh doanh trong sạch, nghĩa là đơn giản, dễ sinh lời và có thể làm theo hộ gia đình. Nhiều người Hàn Quốc mua lại các cửa hàng giặt khô từ người Do Thái (nhờ tin tưởng nhau khi đã làm ăn từ khi còn bán tạp hóa). Các gia đình áp dụng được kỹ năng may vá vào công việc này, vì thế rất nhiều cửa hiệu giặt khô có sẵn nguồn lực lao động trong nhà.

Vì sao người Hàn Quốc nhập cư được mệnh danh là vua giặt khô tại Mỹ? - Ảnh 1.

Vì kết cấu bền chặt của các cộng đồng nhập cư, họ học hỏi từ nhau kỹ năng và cách làm ăn, nên nhiều người Hàn Quốc gắn chặt với nghề này. Theo thống kê của Hiệp hội Giặt Khô người Mỹ gốc Hàn Quốc, trong thập niên 1980-1990 có khoảng 2400 tiệm giặt khô do người Hàn Quốc sở hữu ở New York. Trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, Sang Suk Park – chủ tịch của Hiệp hội Giặt khô người Mỹ gốc Hàn Quốc ở New York chia sẻ rằng họ có thu nhập ròng khoảng 200.000 đến 300.000 USD/năm.

Tuy nhiên, những người đến Mỹ trong cuộc bùng nổ nhập cư vào thập niên 1970-1980 đã bước vào tuổi nghỉ hưu và thế hệ những người Mỹ gốc Hàn Quốc tiếp theo không chịu nối nghiệp bố mẹ, họ theo đuổi con đường học hành cùng các cơ hội khác mà những người thế hệ trước không có cơ hội thực hiện.

Vì sao người Hàn Quốc nhập cư được mệnh danh là vua giặt khô tại Mỹ? - Ảnh 2.

Sang Kyun Kim, một người nhập cư từ 30 năm trước và là chủ sở hữu của tiệm "Kim’s Cleaners" ở New York, cho biết: "Tôi mua một ngôi nhà và cho con đi học đại học sau một quãng thời gian dài làm việc chăm chỉ. Đã đến lúc tận thưởng cuộc sống trong phần đời ngắn ngủi còn lại. Tôi sẽ sẽ rời đi ngay khi bán được cửa hiệu".

Cũng như nhiều người nhập cư khác, Kim dự định sẽ bán cửa hàng và chuyển đến nơi khác sinh sống để an hưởng tuổi già. Mặc dù hiện nay vẫn có rất nhiều cửa hàng giặt khô do người Hàn Quốc sở hữu và vận hành, nhưng điều này chắc sẽ sớm thay đổi.

Theo Đinh Vân (Trí thức trẻ)

Viết bình luận

Kết thúc quý I/2024, BVBank ghi nhận tăng trưởng từ thu nhập lõi

Kết thúc quý I/2024, BVBank ghi nhận tăng trưởng từ thu nhập lõi

Tài chính 18:05

Ngân hàng Bản Việt (BVBank - mã chứng khoán: BVB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với nhiều kết quả kinh doanh tích cực, bám sát mục tiêu đặt ra đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước đó.

Giải bóng bàn Đông Tây Barbershop: Kết nối cộng đồng, khám phá tài năng

Giải bóng bàn Đông Tây Barbershop: Kết nối cộng đồng, khám phá tài năng

Thông tin nhanh 18:01

Trong không khí sôi động của kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 sắp tới, Đông Tây Barbershop tổ chức Giải đấu Bóng bàn dành cho học sinh, sinh viên. Sự kiện không chỉ là một cuộc thi, mà còn là sân chơi gặp gỡ, kết nối và thể hiện tài năng của các bạn trẻ yêu thích môn thể thao này.

SCG nằm trong top 10 doanh nghiệp FIEs tiêu biểu tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024

SCG nằm trong top 10 doanh nghiệp FIEs tiêu biểu tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024

Sản xuất - Kinh doanh 16:18

Tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024, SCG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh trong top doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) tiêu biểu tại Việt Nam.

An tâm giao dịch – bảo vệ toàn diện cùng thẻ Vietcombank

An tâm giao dịch – bảo vệ toàn diện cùng thẻ Vietcombank

Ngân hàng 16:15

(NLĐO) - Sự bùng nổ của công nghệ internet và nền tảng xã hội trực tuyến kèm theo thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết đòi hỏi các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng, tiện dụng hơn đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Gen Z làm gì khi nghỉ lễ: Người hào hứng đi chơi xa, kẻ ở nhà uống trà chạy deadline

Gen Z làm gì khi nghỉ lễ: Người hào hứng đi chơi xa, kẻ ở nhà uống trà chạy deadline

Sản phẩm 14:25

Kỳ nghỉ lễ sắp tới là cơ hội vàng để gen Z nghỉ ngơi sau những áp lực công việc, học tập và giải nhiệt cuộc sống khỏi nắng nóng, oi bức. Mỗi người đều có dự định cho riêng mình để xua tan căng thẳng mệt mỏi, cân bằng cuộc sống.

Phòng khám Mercy: Top địa chỉ làm đẹp uy tín

Phòng khám Mercy: Top địa chỉ làm đẹp uy tín

Doanh nghiệp 13:31

Phòng khám Mercy cũng luôn hoàn thiện mỗi ngày từ chất lượng dịch vụ, cập nhật các công nghệ làm đẹp tiên tiến cho tới việc luôn lấy chữ tâm đặt lên hàng đầu để có thể đạt được vị thế như ngày hôm nay.

VIETBANK được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

VIETBANK được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

Thị trường 11:48

Ngày 24-4-2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vinh dự nhận giải thưởng “Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024” do Báo Vietnamnet và Tổ chức Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn.