xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điềm báo từ căng thẳng ngoại giao Trung Quốc - Thụy Điển

Cao Lực (Theo SCMP)

(NLĐO) – Việc Thụy Điển và Trung Quốc leo thang căng thẳng chỉ vì một vụ việc “tưởng chừng vô hại” cho thấy quan hệ Trung Quốc – châu Âu có thể gặp nhiều thách thức hơn trong thời gian tới.

Trước đó, theo truyền thông đưa tin, một gia đình du khách Trung Quốc đến nhà nghỉ Stockholm - Thụy Điển vào khoảng 2 giờ ngày 2-9 (giờ địa phương) sau khi đã đặt phòng cho tối hôm sau.

Sau khi được nhà nghỉ thông báo chưa thể nhận phòng, nhóm du khách này nói sẽ ra sảnh chờ. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà nghỉ lại bất ngờ gọi cảnh sát và hậu quả là nhóm khách Trung Quốc bị đưa ra ngoài.

Vụ việc "tưởng chừng vô hại" giữa du khách Trung Quốc và cảnh sát địa phương Stockholm sau đó đã leo thang thành căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.

Đại sứ quán Trung Quốc tố cảnh sát Thụy Điển "áp bức dã man" và "đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng" của nhóm du khách Trung Quốc, đồng thời yêu cầu một lời xin lỗi.

Điềm báo từ căng thẳng ngoại giao Trung Quốc - Thụy Điển - Ảnh 1.

Trung Quốc yêu cầu Thụy Điển xin lỗi sau mâu thuẫn liên quan đến du khách Trung Quốc và cảnh sát Thụy Điển. Ảnh: SCMP

Trong khi đó, giới chức tư pháp Thụy Điển không điều tra vụ việc và đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ lời xin lỗi nào được đưa ra.

Kể từ khi thiết lập các mối quan hệ với Trung Quốc vàonăm 1950, Thụy Điển duy trì quan hệ ổn định với đại lục. Cũng như hầu hết các nước châu Âu khác, Thụy Điển tránh nói về những vấn đề "nhạy cảm" có thể khiến Bắc Kinh nổi giận.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể đang thay đổi, theo các chuyên gia của Chương trình châu Á thuộc Viện nghiên cứu Đối ngoại Quốc tế (APSIIA).

Ông Björn Jerdén và ông Viking Bohman, lần lượt là người đứng đầu và chuyên gia phân tích APSIIA, khẳng định Thụy Điển nhiều khả năng sẽ không thể tiếp tục duy trì chính sách mềm mỏng với Trung Quốc trong bối cảnh hành động của nước này ở Thụy Điển liên tục "thúc đẩy các động thái phản ứng".

Cùng lúc, tại Thụy Điển, làn sóng giận giữ, yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho một công dân Thụy Điển tên Gui Minhai (liên quan tới vụ bắt bớ những người làm sách ở Hồng Kông) ngày càng mạnh mẽ.

Điềm báo từ căng thẳng ngoại giao Trung Quốc - Thụy Điển - Ảnh 2.

Ông Gui Minhai, công dân Thụy Điển, đang bị Trung Quốc giam giữ. Ảnh: EPA

Trong khi đó Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch cải thiện hoặc "sửa sai" những cuộc tranh luận về Trung Quốc tại Thụy Điển, chỉ trích những ý kiến mà họ mô tả là "vô căn cứ" và "không thể chấp nhận được" ở một loạt vấn đề, từ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đến vụ việc bắt giam công dân Thụy Điển Gui Minhai.

Vài tuần trước khi xảy ra mâu thuẫn du khách Trung Quốc – cảnh sát Thụy Điển nói trên, Đại sứ quán Trung Quốc trong một tuyên bố tố cáo "một vài kẻ đóng kịch Thụy Điển" vu khống Trung Quốc "can thiệp bầu cử Thụy Điển" hôm 9-9.

Tuy nhiên, điều lạ lùng là: không có bất cứ cuộc tranh luận nào về nghi vấn Trung Quốc can thiệp bầu cử xuất hiện ở Thụy Điển, từ truyền thông, giới chính trị gia đến các cơ quan an ninh quốc gia. Vì thế, lời tố cáo nói trên của Trung Quốc khiến giới quan sát bối rối.

Sau khi phân tích cách Trung Quốc giải quyết "vấn đề Thụy Điển" từ những vụ việc trên, ông Jerdén và ông Bohman kết luận quan hệ Trung Quốc – châu Âu trong thời gian tới có thể đón nhận nhiều thách thức hơn,đặc biệt là trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của đại lục ngày càng gia tăng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo