xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng minh "một nửa" của Nhật

HOÀNG PHƯƠNG

Nhật Bản xem Úc là "bán đồng minh", đóng vai trò là đối tác bên cạnh Mỹ và Ấn Độ trong "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở"

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và người đồng cấp Úc Malcolm Turnbull hôm 18-1 đến thăm căn cứ quân sự Narashino gần thủ đô Tokyo trong chuyến đi nêu bật quyết tâm đẩy mạnh quan hệ quốc phòng song phương.

Trụ cột hợp tác an ninh

Cả Tokyo và Canberra đều cho rằng bước đi trên là cần thiết và quan trọng giữa lúc chương trình tên lửa của Triều Tiên đẩy thế giới tới gần xung đột hạt nhân hơn bao giờ hết kể từ sau chiến tranh lạnh, trong lúc Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương. "Càng làm việc chặt chẽ với nhau hơn, chúng tôi càng giúp khu vực an toàn hơn" - ông Turnbull nói với các phóng viên sau khi thăm căn cứ Narashino, đồng thời bày tỏ hy vọng 2 nước sẽ tiến hành nhiều hoạt động huấn luyện quân sự chung hơn nữa.

Mong muốn của ông Turnbull sẽ sớm trở thành hiện thực nếu 2 nước ký kết Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng trong năm nay như kế hoạch. Khi đó, đây sẽ là thỏa thuận đầu tiên thuộc loại này đối với Tokyo, qua đó biến Úc trở thành đối tác quân sự thân cận nhất của Nhật sau Mỹ. "Thỏa thuận (quân sự) này, khi hoàn tất, sẽ trở thành một trụ cột trong hợp tác an ninh Nhật - Úc" - một nhà ngoại giao Nhật Bản nhận định.

Đồng minh một nửa của Nhật - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại căn cứ Narashino hôm 18-1 Ảnh: REUTERS

Theo Kyodo, thỏa thuận nói trên sẽ cho phép 2 nước vận chuyển thiết bị quân sự và đạn dược đến lãnh thổ của nhau, tạo điều kiện để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Quốc phòng Úc tập trận chung dễ dàng hơn. Trước đó, vào tháng 1-2017, hai nước đã ký một thỏa thuận được chỉnh sửa, cho phép chia sẻ lương thực, nhiên liệu, thực phẩm, đạn dược và những quân nhu khác.

Do bị hạn chế bởi Hiến pháp Hòa bình, Nhật Bản lâu nay chủ yếu dựa vào đồng minh Mỹ để đối phó với các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng ở khu vực. Tuy nhiên, ông Abe giờ đây tìm cách nới lỏng những hạn chế tự áp đặt lên quân đội đất nước và thiết lập quan hệ an ninh với những đồng minh khác của Mỹ và các nước lớn ở khu vực có chung mối bận tâm với Tokyo.

Trong số này, Nhật Bản xem Úc là một "bán đồng minh", đóng vai trò là đối tác bên cạnh Mỹ và Ấn Độ trong "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở" được Thủ tướng Abe theo đuổi nhằm đối phó với những hoạt động bị xem là khiêu khích của Trung Quốc. Một ngày trước khi ông Turnbull đến Tokyo, lực lượng tuần duyên Nhật Bản và Ấn Độ đã tiến hành cuộc diễn tập chung trên Ấn Độ Dương.

Quyết tâm sớm ký CPTPP

Cuộc gặp cấp cao Nhật - Úc diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước này và Trung Quốc xấu đi gần đây. Vào tuần rồi, Tokyo phản đối Bắc Kinh sau khi phát hiện tàu ngầm Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Trong khi đó, một bộ trưởng Úc vừa chỉ trích Trung Quốc tài trợ những dự án hạ tầng "vô dụng" ở các đảo quốc tại Nam Thái Bình Dương, dẫn đến phản ứng mạnh của Bắc Kinh.

"Nhật Bản và Úc đang hướng về nhau nhiều hơn trong nỗ lực đa dạng hóa quan hệ đối tác an ninh" - ông Bates Gill, chuyên gia tại Trường ĐH Macquarie (Úc), nhận định với trang Bloomberg. Dĩ nhiên Trung Quốc không mấy vui vẻ. Tờ Global Times gần đây gọi quan hệ an ninh giữa 2 nước này là "mối đe dọa đối với hòa bình".

Tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư song phương cũng là một nội dung quan trọng khác tại cuộc hội đàm cấp cao Nhật - Úc. Theo Reuters, ông Turnbull cho biết Úc và Nhật cam kết ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với những nước sẵn sàng ký kết vào tháng 3 tới. CPTPP là hiệp định thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gặp trục trặc sau khi Mỹ rút khỏi "cuộc chơi".

Các nhà thương thảo của 11 nước còn lại của TPP dự kiến tiến hành các cuộc đàm phán cuối cùng tại Tokyo trong tuần tới với hy vọng dỡ bỏ những rào cản đối với việc ký kết CPTPP. Ông Turnbull khẳng định cả Úc và Nhật đều muốn toàn bộ 11 nước đặt bút ký CPTPP vào tháng 3 tới nhưng điều họ quan tâm lúc này là giúp CPTPP có hiệu lực càng sớm càng tốt. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo