xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bác Hồ trọng dụng người tài

THÁI DUY

“Ci-devant” là danh từ Cách mạng Pháp dành cho các nhà quý tộc. Bác Hồ vẫn gọi đùa giáo sư Tôn Thất Tùng là “ci-devant”, (thân sinh giáo sư là ông Tôn Thất Niêm, tổng đốc Thanh Hóa, vốn là dòng dõi hoàng phái). Dưới đây, một “ci-devant” nữa được Bác Hồ trọng dụng

Báo Cứu Quốc ngày 11-3-1949 và ngày 19-3-1949 liên tiếp đưa tin được dư luận Huế và cả ở Đà Nẵng, Sài Gòn quan tâm theo dõi. Đầu đề hai bài báo trên trang nhất như sau: “Cụ Ưng Úy, thân sinh nhà bác học Bửu Hội, đã thoát khỏi tay giặc” và “Cụ Ưng Úy ra vùng tự do”.

Cụ Ưng Úy từng là tổng đốc tỉnh Thanh Hóa sau là thượng thư Bộ Lễ và Tôn nhân phủ, trong hoàng phái cụ đứng hàng cao, trên vua Khải Định (bố Bảo Đại). Nhà bác học Bửu Hội, tiến sĩ ở Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp, là con trai cụ. Ngày 31-5-1946, Bác Hồ sang Pháp và là thượng khách của Chính phủ Pháp, cùng phái đoàn Chính phủ đàm phán với Pháp. Đến Pháp, phái đoàn ta có thêm nhà bác học Bửu Hội là đoàn viên chính thức.

Thời gian Bác Hồ ở Pháp, một hội nghị khoa học lớn nhất thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai được tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa Zurich (Thụy Sĩ), nơi đã đào tạo ra Albert Einstein và một số nhà bác học lỗi lạc được tặng giải Nobel. Hàng trăm nước hồi đó còn gọi là “nhược tiểu” chưa có nhà khoa học nào đại diện tại hội nghị. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có hai cán bộ khoa học dự hội nghị này: tiến sĩ Bửu Hội và giáo sư vật lý Trường Đại học Khoa học Hà Nội Tạ Quang Bửu.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Huế bị địch chiếm đóng, cụ Ưng Úy ở lại trong vùng địch. Nhiều lần địch mời cụ ra làm việc cho chúng hoặc đòi hỏi cụ phát biểu có lợi cho chúng và hại cho kháng chiến, cụ đều từ chối. Cụ vẫn tự hào con trai cụ còn đang làm việc cho Pháp vẫn được Cụ Hồ tin cậy, tham gia vào một phái đoàn quan trọng, các đoàn viên đều là bộ trưởng, thứ trưởng do thủ tướng làm trưởng đoàn, đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam. Bảo Đại được Pháp đưa từ Hồng Kông về Pháp chuẩn bị lập chính phủ bù nhìn.

Chúng mời cụ sang Pháp giúp chúng gây thanh thế cho Bảo Đại, chúng tìm mọi cách mua chuộc cụ nhưng không lay chuyển nổi tấm lòng trung thành sắt đá với kháng chiến của cụ. Thấy ở lại còn bị chúng gây đủ mọi khó khăn, đầu năm 1949, cụ và cụ bà đã tìm đường ra vùng kháng chiến. Hai cụ tuổi đã cao, kháng chiến còn trong vòng vây chưa có nguồn viện trợ nào từ bên ngoài, đầu năm 1949 lại là thời điểm cực khổ nhất. Không phải ai cũng vượt qua được thử thách như hai cụ.

Nếu nhận lời mời sang Pháp, chắc chắn cụ sẽ được Pháp dành cho mọi ưu đãi, lại có con trai ở Pháp hoặc ở lại Huế lúc nào cũng sống sang trọng, thừa thãi nhưng hai cụ vẫn bỏ lại tất cả, như hai cụ đã nói với các đồng chí lãnh đạo Liên khu 4 (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) đến thăm rằng “rất sung sướng được đoàn tụ trong gia đình kháng chiến”. Cụ Ưng Úy nói rõ nguyện vọng của cụ, dù tuổi đã cao nhưng không là gánh nặng của kháng chiến, rất mong được giao bất cứ việc gì để có thể góp phần nhỏ bé vào cuộc kháng chiến.

Ngày 12-11-1949, Báo Cứu Quốc đăng tin trên trang nhất, đầu đề “Cụ Ưng Úy làm trưởng ban vận động tòng quân tại Liên khu 4”.

Một hội nghị quan trọng, các đoàn thể, các cơ quan của Liên khu 4 đều có đại biểu dự cùng các vị thân hào, thân sĩ đã nhất trí bầu cụ Ưng Úy làm trưởng ban vận động tòng quân toàn liên khu khi đất nước chuyển sang giai đoạn chuẩn bị tổng phản công. Sau hội nghị, trả lời phỏng vấn của các nhà báo, cụ tuyên bố: “Trong giai đoạn chuẩn bị tổng phản công, vấn đề tòng quân rất cần yếu, vì vậy tôi nhận thấy có bổn phận phải gia nhập ban vận động tòng quân để góp phần công lao vào việc này”.

Nguyên tổng đốc Thanh Hóa lại là trưởng ban vận động tòng quân, qua ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, trước đây chẳng ai dám tin có sự việc như thế. Các đại biểu dự hội nghị, có người là đảng viên ở Đảng bộ Thanh Hóa khi cụ còn là tổng đốc, vẫn tín nhiệm bầu cụ vì rõ ràng hai cụ đã hy sinh tất cả, bỏ lại mọi tài sản, cơ nghiệp, không còn yên vui tuổi già, dấn thân vào kháng chiến lúc khó khăn nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo