xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ chế kiểm soát quyền lực?

Bài và ảnh: Minh Chiến

Trong cơ chế kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng cần phát huy vai trò của người dân, tôn trọng và ghi nhận ý kiến người dân

Tại hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng (PCTN) tổ chức mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quyền lực luôn có nguy cơ bị "tha hóa", tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực. Do đó, phải thiết lập cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn.

Tăng cường kiểm soát ngang cấp

Thực tế, những vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng đã và đang được xử lý gần đây cho thấy những người nắm quyền lực trong tay đã lợi dụng để chi phối, tư lợi.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, cho rằng quyền lực đang bị những cán bộ tha hóa lợi dụng để phục vụ nhóm lợi ích, tư lợi, thậm chí mang tính hệ thống. Trong khi đó, việc kiểm tra, giám sát từ trung ương đến địa phương chưa mang lại kết quả như người dân mong muốn. Ông Hùng kiến nghị các cơ quan này cần thực hiện tốt vai trò của mình, là "nòng cốt" trong việc kiểm soát quyền lực để PCTN.

Đồng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng kiểm soát quyền lực ngang cấp thời gian qua yếu kém. Minh chứng là những vụ án kinh tế, tham nhũng ở các địa phương, ngành đều phải do trung ương trực tiếp xuống kiểm tra, phát hiện, xử lý. Công tác kiểm soát ngang cấp gặp nhiều khó khăn do bị chi phối bởi quan hệ lợi ích, thân hữu, ngại đụng chạm, thậm chí bao che nhau. Nhiều cán bộ có quyền lực, có trách nhiệm phải giám sát nhưng sợ đụng chạm, sợ ảnh hưởng lợi ích bản thân nên chọn cách im lặng trước tiêu cực.

Ngoài hệ thống thanh tra, kiểm tra như hiện nay, theo ông Phúc, cần có cơ quan kiểm soát quyền lực mang tính độc lập, đủ thẩm quyền để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ tha hóa. Chỉ có cơ quan độc lập mới kiểm soát tối đa được.

Cơ chế kiểm soát quyền lực? - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bị kết án tử hình trong đại án OceanBank

Cần sức mạnh tổng hợp

Theo PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, kiểm soát quyền lực đối với cán bộ có chức, có quyền phải được thực hiện với sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; nhà nước tổ chức quản lý và nhân dân làm chủ. Trước tiên phải siết chặt kỷ luật Đảng bởi kỷ luật Đảng là công cụ quan trọng để kiểm soát quyền và trách nhiệm của đảng viên.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm soát bằng pháp luật. Mọi cán bộ có quyền lực phải tuân thủ pháp luật, không được đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật, chịu sự chi phối của pháp luật. Điều này đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Cán bộ lãnh đạo các cấp phải ghi nhớ, bất cứ ai cũng không có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật, bất kỳ ai sử dụng quyền lực đều phải phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và tự giác chịu sự giám sát của nhân dân".

Ông Phúc lưu ý phải quy định rõ cấp nào quản lý cán bộ nào thì phải kiểm soát cán bộ đó. Cụ thể, cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải kiểm soát mọi hành vi, mọi công việc của cán bộ đó; bất kỳ diễn biến nào có biểu hiện tiêu cực, kể cả về tư tưởng đều phải được phát hiện, ngăn chặn ngay.

Để xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực cán bộ, ông Hùng cho rằng vai trò của người dân là vô cùng quan trọng. Dân là "tai mắt" trong kiểm soát quyền lực cán bộ. Tuy nhiên, thời gian qua, ý kiến người dân vẫn bị nhiều cấp có thẩm quyền thờ ơ. Một điều mâu thuẫn là khuyến khích dân phản ánh tiêu cực, tố giác cái xấu nhưng khi họ đóng góp ý kiến thì không được xem xét thỏa đáng, không phản hồi. Ông Hùng gọi đây là "căn bệnh vô cảm" của các cơ quan chức năng trước vai trò của người dân.

Đồng tình, ông Phúc kiến nghị cần quy định rõ để "công nhận, khẳng định" vai trò của người dân trong cơ chế kiểm soát quyền lực cán bộ. Bên cạnh đó là vai trò của các tổ chức, đoàn thể, mặt trận, thông qua phản biện xã hội để tìm ra những biểu hiện "lộng quyền, lạm quyền" của cán bộ.

Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng kiểm soát quyền lực bằng cơ chế phải gắn với trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Cần kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, hướng tới hạn chế thanh toán bằng tiền mặt mà áp dụng công nghệ thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc qua kho bạc, ngân hàng.

Theo ông Thực, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ là cầu nối giữa người người dân với hệ thống chính trị trong việc giám sát quyền lực, PCTN.

Xử lý nghiêm người đứng đầu

Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức trung ương, cho rằng để kiểm soát quyền lực, trước tiên phải đánh giá tổng thể về người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương xem ai xứng đáng với vị trí đó, với quyền lực đó. Cần xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức. Công cuộc PCTN phải bắt đầu từ công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực, từng bước sẽ đạt được kết quả tốt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo