xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di chúc Bác sáng lòng ta (*): Dốc sức vào vở diễn về Người

Thanh Hiệp

"Tôi xác định học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ để hoàn thiện bản thân, để cống hiến cho việc xây dựng và phát triển sân khấu nước nhà" - đạo diễn Lê Nguyên Đạt thổ lộ

Vở cải lương "Tổ quốc, nơi cuối con đường" (tác giả: Lê Thu Hạnh, chuyển thể: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSƯT Lê Nguyên Đạt) tái hiện hình ảnh người thanh niên Nguyễn Tất Thành tại cảng Nhà Rồng quyết ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Sau gần 100 suất phục vụ khán giả, "Tổ quốc, nơi cuối con đường" được xem là vở có số suất diễn nhiều nhất sau khi rời khỏi liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp.

Thấm nhuần Di chúc thiêng liêng

Vốn tâm đắc về Di chúc của Bác, qua kịch bản "Tổ quốc, nơi cuối con đường", đạo diễn Lê Nguyên Đạt (Trưởng Khoa Kịch hát Dân tộc Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM) đã cố gắng thể hiện tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Người với Tổ quốc, với nhân dân và sự nghiệp cách mạng. "Tôi và các nghệ sĩ đã dốc sức thực hiện tác phẩm này, như một cách tiếp tục thực hiện Di chúc của Bác" - anh bày tỏ.

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt cho biết qua tìm hiểu và nghiên cứu cuộc đời hoạt động của Bác, anh nhận ra rằng ngày ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết ra đi để mong tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Lúc ấy, với trái tim yêu nước nồng nàn, tấm lòng thương dân và đôi bàn tay cùng ý chí vượt qua thử thách, Bác kiên định theo đuổi mục tiêu đất nước phải được độc lập, dân ta phải được tự do và sống trong hạnh phúc.

"Cuộc đời Bác luôn là tấm gương cho các thế hệ tiếp nối noi theo. Tôi xác định cần phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người để hoàn thiện bản thân, để cống hiến cho việc xây dựng và phát triển sân khấu nước nhà" - anh thổ lộ.

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt luôn đặt ra cho mình những mục đích, tiêu chí cụ thể trong từng giai đoạn để thực hiện. Anh cho biết nhờ thấm nhuần Di chúc thiêng liêng của Bác nên anh luôn phấn đấu và hoàn thành tốt từng công việc khi dàn dựng tác phẩm hay giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho học trò.

Di chúc Bác sáng lòng ta (*): Dốc sức vào vở diễn về Người - Ảnh 1.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương cho đạo diễn - NSƯT Lê Nguyên Đạt tại buổi giao lưu với các điển hình học và làm theo gương Bác. Ảnh: NAM THANH PHONG

Theo đạo diễn Lê Nguyên Đạt, trong hoạt động nghệ thuật cũng như giảng dạy, bản sắc văn hóa dân tộc luôn được anh gìn giữ, thể hiện bằng mọi cách. "Bác Hồ lúc sinh thời rất quan tâm đến bản sắc văn hóa dân tộc. Một đất nước nếu không có bản sắc riêng thì khó có thể nói về vị thế khi giao lưu với bạn bè quốc tế. Khi theo nghệ thuật dân tộc, tôi đi sâu nghiên cứu và giảng dạy. Nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc Việt Nam được thế giới công nhận, được bạn bè quốc tế yêu thích… Học Bác, tôi nhận ra nhiều giá trị từ những tính cách tiêu biểu của Người. Trong đó, tôi ý thức sâu sắc rằng bản sắc văn hóa còn thì dân tộc còn" - anh chiêm nghiệm.

Trăn trở và kỳ vọng

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt là một trong những cá nhân điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 vừa được tuyên dương. Từng tham gia nhiều chương trình tôn vinh những tấm gương từ Nam chí Bắc, anh nhận thấy đất nước ta có rất nhiều người tốt. Họ không ngại giúp đỡ, đóng góp, thậm chí hy sinh cho người xung quanh. Khi được nghe họ kể, anh thấy sự đóng góp của mình còn quá nhỏ bé.

Di chúc Bác sáng lòng ta (*): Dốc sức vào vở diễn về Người - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao bằng công nhận danh hiệu NSƯT cho đạo diễn Lê Nguyên Đạt

Lâu nay, đạo diễn Lê Nguyên Đạt luôn đau đáu, trăn trở về sự tụt dốc của sàn diễn cải lương nói riêng và nền nghệ thuật truyền thống nói chung. Tuy nhiên, không vì thế mà anh mất niềm tin.

"Tôi nhận thấy những người bạn của mình ở các loại hình khác đang ngày đêm miệt mài với đam mê, không nghĩ đến lợi ích cá nhân. Theo tôi, người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa phải giữ vững niềm tin, tìm mọi cách tham mưu và phải đón đầu thời đại để nghệ thuật dân tộc có thể đáp ứng được nhu cầu giải trí, thưởng thức của công chúng" - anh kỳ vọng.

Theo NSƯT Lê Nguyên Đạt, sân khấu truyền thống nói chung và cải lương nói riêng cần đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của số đông khán giả. Đối tượng mà anh quan tâm khi cho ra đời một vở diễn là người lao động. Bởi lẽ, chính họ là những người yêu cải lương chung thủy nhất.

"Theo tôi, cần có những thiết chế văn hóa đặc biệt, có cơ chế đầu tư mạnh cho sân khấu dân tộc. Sự đồng hành đáng quý của LĐLĐ TP HCM khi cùng tôi đưa vở "Tổ quốc, nơi cuối con đường" đến với hàng ngàn khán giả công nhân chính là cách học tập và biến những lĩnh hội từ Di chúc của Bác, từ tác phong và đạo đức của Người thành hiện thực" - anh tâm sự.

NSƯT Lê Nguyên Đạt đã có những hành động thiết thực trong việc cải cách đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu. Anh viết đề án thay đổi phương pháp giảng dạy của Khoa Kịch hát Dân tộc. Anh đề xuất việc vận động các thế hệ nghệ sĩ cùng chung sức chung tay mang lại vở diễn mới cho sân khấu cải lương. Anh cũng là người lập đề án kết nối các sân khấu xã hội hóa theo mô hình "liên hiệp sân khấu" để đạt thành công hơn trong việc dàn dựng tác phẩm hướng đến công chúng. 

Cảm nhận sâu sắc

Đạo diễn - NSƯT Lê Nguyên Đạt nhìn nhận: "Di chúc của Bác Hồ đã trở thành kim chỉ nam trong cách nghĩ, cách làm của nhiều người. Là thế hệ tiếp bước, sinh ra và trưởng thành trong thời đại Hồ Chí Minh, tôi cảm nhận sâu sắc từng câu chuyện, từng câu nói mang những thông điệp và bài học tư tưởng của Bác. 50 năm trôi qua, Di chúc thiêng liêng của Bác vẫn mãi là một văn kiện mang giá trị lịch sử, là tài sản vô giá của dân tộc".

Vinh dự, tự hào và trách nhiệm

Sài Gòn, nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước, đã là điểm hẹn lịch sử, Bắc - Nam sum họp một nhà, nơi hội ngộ trùng phùng của những người ra đi và trở về với nước mắt, nụ cười trong ngày vui toàn thắng. Sài Gòn không được đón Bác ngày trở lại nhưng đã vinh dự được mang tên Người mãi mãi. Vinh dự ấy đã trở thành niềm tự hào và trách nhiệm lớn lao đối với Đảng bộ, chính quyền và với mọi người dân.

Bắt tay vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, TP HCM đã phấn đấu vượt qua những khó khăn chồng chất sau chiến tranh, bị bao vây, cấm vận và chiến tranh biên giới ở hai đầu Tổ quốc… Từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào viện trợ bên ngoài, yếu kém, què quặt, hơn 100.000 ha đất nằm trong vùng vành đai trắng bị hoang hóa, chính quyền TP vừa phải lo "chạy ăn từng bữa" cho 3,5 triệu dân vừa phải tìm mọi cách để có nguyên vật liệu khôi phục sản xuất và tháo gỡ những rào cản của cơ chế tập trung quan liêu lúc bấy giờ…

Với sự năng động, sáng tạo, người dân TP HCM không chỉ tự cứu mình mà còn góp phần xây dựng đường lối đổi mới, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, chuyển đổi nền kinh tế, từ kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Từ khi có đường lối đổi mới, TP HCM luôn phấn đấu để xứng đáng là đầu tàu kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, giữ vững ổn định chính trị, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, TP luôn có những cách làm sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.

Hơn 30 năm đổi mới, kinh tế TP HCM luôn đạt nhịp độ tăng trưởng cao, thường ở mức gấp 1,5 lần cả nước. Trong quá trình phát triển, TP HCM luôn quan tâm thực hiện các giải pháp tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội. Bộ mặt đô thị và nông thôn ngoại thành đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

4-giao-luu-15610-300-a5s

TP HCM đã tập trung, huy động các nguồn lực lo việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, chỉnh trang đô thị, di dời nhà ở trên và ven kênh rạch. Các chương trình, dự án chỉnh trang đô thị, di dời, tái định cư cho 30.000 hộ dân sống trên và ven kênh rạch đã làm cho đô thị ngày càng khang trang như tuyến Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hũ - Bến Nghé, Kênh Đôi - Kinh Tẻ, Tân Hóa - Lò Gốm… Cơ sở hạ tầng giao thông không ngừng được cải thiện. Nhiều tuyến đường huyết mạch được xây dựng, nâng cấp, mở rộng.

TP HCM cũng là nơi triển khai sớm nhất việc thực hiện cải cách hành chính với mô hình "Một cửa", "Một cửa liên thông" và là nơi chủ động nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình chính quyền đô thị. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được coi trọng. Đảng bộ TP ngày đầu giải phóng có 4.175 đảng viên, đến nay đã có trên 234.000 đảng viên (năm 2018 có 26% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 64% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 0,8% không hoàn thành nhiệm vụ). Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu rộng trong Đảng và ra các tầng lớp nhân dân… Công tác xây dựng Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, XII đã tạo được sự chuyển biến trong việc ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện suy thoái, tiêu cực, tạo được sự quan tâm của người dân.

Với tất cả niềm kính yêu vô hạn, cán bộ, đảng viên và nhân dân TP HCM quyết tâm thực hiện Di chúc của Bác nhằm phát huy truyền thống anh hùng, năng động, sáng tạo, xây dựng TP mang tên Bác ngày càng văn minh, hiện đại, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống và sự phát triển.

Phạm Phương Thảo (nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM)

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 27-8

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo