img


(NLĐO) – Vỉa hè Sài Gòn – một năm nhìn lại đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên vẫn còn đó tình trạng tái lấn chiếm, nhếch nhác trên vỉa hè.


(eMagazine) - Vỉa hè Sài Gòn năm qua có gì thay đổi - Ảnh 2.
img
(eMagazine) - Vỉa hè Sài Gòn năm qua có gì thay đổi - Ảnh 4.

gày 16-1-2017, ngay trước thềm Tết Nguyên đán Kỷ Dậu, Phó Chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải đã dẫn đầu đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm các lực lượng như Trật tự đô thị, cảnh sát trật tự, công an quận,… chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè. Người bán hàng rong ở đường Đồng Khởi khá bất ngờ khi lần đầu họ thấy một lực lượng "hùng hậu" như vậy đi kiểm tra. Nhiều người đã nháo nhác bưng đồ đi chỗ khác để tránh bị tịch thu. Hàng loạt vật dụng lấn chiếm vỉa hè từ bồn cây cảnh, ghế đá cho đến bục dắt xe bị thu giữ, lập biên bản vi phạm hành chính. Cùng với đó là hàng loạt bãi giữ xe trước nhà cũng bị xử lý, không khoan nhượng như những lần kiểm tra đơn lẻ trước nữa.

Hàng loạt trụ sở nhà nước lấn chiếm vỉa hè bị sờ gáy, không chấp hành thông báo của phường thì bị đập bỏ. Xe sang, xe biển xanh, biển đỏ bị lập biên bản, tài xế vắng mặt thì bị niêm phong, cẩu về trụ sở công an phường hoặc các bãi tập kết phương tiện vi phạm. Cùng với đó, quận 1 cũng tháo dỡ nhiều chốt dân phòng, trụ sở bảo vệ khu phố cát cứ trên vỉa hè như để làm gương. Tiếp đến, hàng loạt bãi giữ xe vi phạm, từ không phép cho đến có giấy phép nhưng lấn chiếm ra ngoài ranh cũng bị lập biên bản, nhiều bãi giữ xe bị thu hồi giấy phép.

img
img
img

Chưa bao giờ người dân thấy cuộc một ra quân dẹp vỉa hè nào quyết liệt, mãnh mẽ như thế từ quận 1 như "một cơn lốc" cuốn phăng những vật cản trên vỉa hè. Một cuộc chiến thật sự, với mục đích là làm cho vỉa hè thông thoáng, giải tỏa mọi lấn chiếm từ mấy chục năm nay.

Sự quyết liệt của quận 1 đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền mạnh mẽ, lan tỏa tới các quận, huyện trong TP và một số tỉnh thành khác. Việc ra quân của quận 1 đã thôi thúc các địa phương khác không thể ngồi trông được nữa mà phải bắt tay vào làm ngay bằng những hành động cụ thể. Thế là, nhiều đoàn liên ngành của quận 3, 5, 10 cũng xắn tay áo xuống các điểm nóng về lấn chiếm lòng đường vỉa hè. Quận 3 giao về cho các phường tự xử lý và cho kiểm tra chéo giữa các phường để tránh tình trạng bao che, nể nang nhau.

img
img
img

Các quận nội thành đã ra quân thì các quận ngoại thành cũng xuống đường giành lại vỉa hè. Sáng 23-2-2017, ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tình trạng buôn bán và lấn chiếm lòng lề đường dọc đường Kinh Dương Vương (đoạn từ vòng xoay Phú Lâm đến đường Tên Lửa). Khi đó, hàng loạt hàng quán đã biết sợ và họ chủ động cắt bỏ bảng hiệu, dọn dẹp ghế đá, chậu cây lấn chiếm ở các con đường.  Cùng với Bình Tân, Tân Phú cũng có những đợt ra quân dẹp lấn chiếm vỉa hè mạnh mẽ.

(eMagazine) - Vỉa hè Sài Gòn năm qua có gì thay đổi - Ảnh 7.
img

heo đánh giá của Ban An toàn giao thông TP, công tác bảo đảm trật tự lòng đường, vỉa hè trong năm 2017 có nhiều chuyển biến đáng kể so với trước đây, nhiều tuyến đường thông thoáng, mua bán lấn chiếm một số nơi đã được sắp xếp tương đối ổn định. "Với tinh thần quyết tâm, nhiều quận huyện đã tập trung chỉ đạo, ra quân thường xuyên đã tạo được chuyển biến bước đầu như quận 1, quận  3, Tân Phú, Bình Tân, Củ Chi… trong việc lập lại trật tự long đường, vỉa hè; nhất là các cuộc ra quân của quận 1 đã tạo được sự lan tỏa tới các quận, huyện khác" – ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP đánh giá.

Tuy nhiên, một số tuyến đường khu vực trung tâm dừng, đỗ xe trái quy định. Một số quận, huyện chưa giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, các khu vực mua bán tự phát; tình trạng các loại xe 3,4 bánh thô sơ được người dân sử dụng buôn bán dưới lòng đường, trên vỉa hè vẫn còn tồn tại. Phân tích nguyên nhân tồn tại trên, nguyên nhân đầu tiên được Ban An toàn giao thông TP chỉ ra là lãnh đạo chính quyền một số quận, huyện chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa có giải pháp giao nhiệm vụ cụ thể và kiểm điểm cấp phường, xã không thực hiện tốt công tác trọng tâm, trọng điểm của TP.

Đối với 1.445 tuyến đường trọng điểm, đã có 788 tuyến đường chuyển biến tốt, vỉa hè thông thoáng; 609 tuyến đường có chuyển biến; 48 tuyến đường ít chuyển biến, còn tình trạng buôn bán phức tạp.

(eMagazine) - Vỉa hè Sài Gòn năm qua có gì thay đổi - Ảnh 9.

Ghi nhận thực tế, phóng viên "bắt gặp" tại các điểm nóng trước các bệnh viện lớn như: Chợ Rẫy, Hùng Vương, Đại học Y dược TP… hình ảnh hàng rong buôn bán ngay bên trong lối đi của người đi bộ. Như vậy, cách lập hàng rào chỉ hiệu quả cho các bãi giữ xe, còn vỉa hè vẫn bị lấn chiếm như thường.

Điều đáng nói, cách lập hàng rào trên vỉa hè lại được nhiều địa phương áp dụng. Ngoài quận 5 ra có quận Gò Vấp, ở đoạn trước Trường Đại học Y dược trên đường Nguyễn Văn Nghi cũng được lập hàng rào cho sinh viên đi bên trong. Mục đích của hàng rào là để giải quyết việc lấn chiếm, bán hàng rong nhưng từ nhiều tháng qua, hàng chục người bán hàng rong vẫn tiếp tục buôn bán bên ngoài hàng rào. Họ tràn xuống lòng đường luôn chứ bán trên vỉa hè nữa. Cũng với cách dựng hàng rào, quận 4 cũng đã tạo cho học sinh, sinh viên đi trên đường Nguyễn Tất Thành an toàn được một đoạn trước trường. Qua những đoạn này, học sinh, sinh viên lại tiếp tục tràn xuống lòng đường để đi tiếp, bởi vỉa hè đã bị chiếm dụng.

(eMagazine) - Vỉa hè Sài Gòn năm qua có gì thay đổi - Ảnh 10.

Tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè cũng xảy ra tại quận Bình Tân. Sau một năm chúng tôi nhận thấy một vài còn đường ở đây vẫn còn nhếch nhác. Trong đó, đường Tỉnh Lộ 10, khu vực hầm chui Tân Tạo và đặc biệt con đường Hồ Học Lãm người mua, kẻ bán vẫn cứ lấn chiếm.

Trong buổi họp báo cuối năm, phóng viên Báo Người Lao Động hỏi lãnh đạo quận Bình Tân đánh giá như thế nào về chiến dịch chấn chỉnh lòng đường, vỉa hè trong năm qua có được như mục tiêu mà quận đề ra. Lúc này, ông Đỗ Đình Thiện, Phó chủ tịch UBND quận nhìn nhận kết quả chưa thật sự như mong đợi. "Việc dọn dẹp vỉa hè là câu chuyện dài và rất khó khăn. Bởi nó phải vừa bảo đảm mỹ quan đô thị vừa tránh xung đột lợi ích với người dân. Trong năm qua, chúng tôi đã nổ lực rất nhiều nhưng kết quả vẫn chưa đạt như kỳ vọng" – ông Thiện nhận định.

Trong khi đó, vỉa hè ở quận Tân Phú những ngày qua giống như chưa hề có đợt ra quân nào. Các tuyến đường từng được ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú trực tiếp xuống đường kiểm tra nay đã không thông thoáng nữa. Trao đổi về việc này, đại diện UBND quận Tân Phú cho rằng mọi việc vẫn đang thực hiện tốt. Trong đó, quận này đã đưa ra các giải pháp mới để dọn dẹp vỉa hè. Đó là phần mềm "Tân Phú trực tuyến" để người dân giám sát và phản ánh trực tiếp đến lãnh đạo UBND phường.

Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào phần mềm thì việc xử lý lấn chiếm vỉa hè chẳng khác gì "chờ sung rụng", mà cần phải kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời, thường xuyên có, đột xuất có. Phần mềm này đã từng được áp dụng tại Bình Thạnh. Sau vài lần đi theo sau đoàn kiểm tra của quận Bình Thạnh, chúng tôi nhận thấy quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng khi bị lập biên bản vẫn tiếp tục lấn chiếm vỉa hè. Nhiều thực khách chắc đã quen với việc này nên khá thích thú khi chủ quán nhậu nhắc kê bàn vào trong rồi lát nữa kê ra ngoài nhậu tiếp, khi đoàn kiểm tra đi qua.

(eMagazine) - Vỉa hè Sài Gòn năm qua có gì thay đổi - Ảnh 11.
img

au thời gian điều tra, phóng viên Báo Người Lao Động phát hiện một cán bộ Đội Quản lý Trật tự đô thị quận 1  sẵn sàng đứng ra "chạy" giấy tờ kinh doanh, thuê vỉa hè và "lo" luôn việc lấn chiếm. Sau khi Báo Người Lao Động đăng thông tin, UBND quận 1 đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị quận 1 kiểm tra, xác minh người trong đoạn video là ông Phạm Nguyên Vũ, nhân viên Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1. Quận 1 đã tiến hành kỷ luật ông Vũ vì có những phát ngôn không đúng, tạo dư luận không tốt đối với công tác chấn chỉnh trật tự đô thị tại quận 1 nói riêng và TP nói chung.

Câu chuyện vỉa hè quận 1 chưa dừng lại ở đó khi việc cấp phép giữ xe trên vỉa hè  cho các tổ chức thuộc UBND quận 1 như Phòng Tài chính, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ huy quân sự, TAND quận… được phanh phui. Có đến 48 bãi giữ xe nằm các vị trí vỉa hè - được mệnh danh là đất "vàng" ở quận 1 - do các phòng, ban của UBND quận đã và đang đứng tên.  Điều đáng nói là, những bãi giữ xe đó không hề phục vụ cho việc giữ xe cho người dân hay là khách đến liên hệ của những tổ chức đó. Những bãi giữ xe này được khoán cho một cá nhân khác thầu lại để giữ xe.

(eMagazine) - Vỉa hè Sài Gòn năm qua có gì thay đổi - Ảnh 13.

Trước sự việc của quận 1, UBND TP đã lập tức ra công văn khẩn gửi UBND 24 quận, huyện.  Công văn nêu rõ: "TP có chủ trương rà soát, chấm dứt hoạt động các bãi giữ xe trên vỉa hè và ưu tiên dành vỉa hè cho người đi bộ. Nếu sử dụng vỉa hè vào mục đích khác thì phải thật sự cần thiết và phải được cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ, tránh bị trục lợi và không để ảnh hưởng đến tình hình giao thông, mỹ quan đô thị".

Do đó, UBND TP chỉ đạo chủ tịch UBND 24 quận, huyện khẩn trương tổ chức rà soát, chấm dứt hoạt động các bãi giữ xe trên vỉa hè thuộc địa bàn quản lý, ngay trong quý I-2018. Riêng đối với những địa điểm thật sự cần thiết phải có hoạt động trông giữ xe thì xem xét thực hiện như sau:

Trường hợp trông, giữ xe có thu giá dịch vụ thì UBND các quận, huyện giao cho Lực lượng Thanh niên xung phong TP tổ chức thực hiện. Mức thu giá dịch vụ trông giữ xe theo đúng quy định hiện hành.

Theo lãnh đạo quận 1, trong năm 2018, quận 1 sẽ tập trung vào công tác đảm bảo trật tự đô thị, triển khai phương án quản lý sử dụng vỉa hè. Hiện phương án này đã được xây dựng và đang trình cho Quận ủy xem xét.

(eMagazine) - Vỉa hè Sài Gòn năm qua có gì thay đổi - Ảnh 14.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên