xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt

A. Tú- T. Trực- V. Mịnh-Tr. Thường- B. Vân

(NLĐO)- Khu vực miền Trung, từ Đà Nẵng đến Bình Định, không phải tâm bão nhưng cây ngã la liệt, nhiều nơi bị chia cắt. Mưa bão làm 1 người chết, 2 tàu mất liên lạc và hàng loạt lồng bè cá Lý Sơn bị cuốn trôi, thiệt hại nặng nề.

Bình Định: Nhiều khu vực chìm trong biển nước

Từ khoảng 4 giờ sáng nay (4-11), do ảnh hưởng của bão số 12, địa bàn Bình Định bắt đầu có gió mạnh. Đến khoảng 5giờ 30 phút, gió mạnh cấp 10, giật trên cấp 12, cùng với mưa lớn kéo dài đã khiến địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng. Tại TP Quy Nhơn, nhiều cây xanh 2 bên đường phố lớn như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tất Thành, cây gãy đổ ngã la liệt; nhiều tuyến đường ngập nặng như Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tất Thành. Nhiều khu vực tại Bình Định bị cúp điện từ 2 giờ sáng đến giờ vẫn chưa có điện lại. Tại huyện Tuy Phước, do nước lũ từ thượng nguồn đổ xuống nên nhiều tuyến đường ở địa phương này bị ngập, gây chia cắt nhiều khu vực.

Hình ảnh cây ngã dổ, ngập nặng ở Bình Định:

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 1.

Cây ngã đổ ở Bình Định

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 2.

Nhà bị bay tôn

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 4.

Cổng chào đường Nguyễn Tất Thành (Bình Định) bị ngã

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 5.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 6.

Ngập nặng

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 7.

Lũ lên nhanh ở Bình Định

Quảng Ngãi: 1 người chết, 2 tàu mất liên lạc

Theo báo cáo nhanh của Ban Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, tính đến 7 giờ sáng 4-11, do ảnh hưởng của bão số 12, trong đất liền tỉnh Quảng Ngãi đã có mưa to đến rất to. Nhiều nơi ở vùng đồng bằng, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cá biệt tại Thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn) lượng mưa đo được 221mm, vùng núi từ 70-100mm. Mực nước các sông trên địa bàn tỉnh đang ở mức thấp, dưới mức báo động 1.

Tính đến sáng 4-11, trên địa bàn Quảng Ngãi có 1 người chết vì mưa bão. Nạn nhân là ông Phạm Văn Hiệu (53 tuổi, ngụ thôn Làng Mạ, xã Ba Tô, huyện Ba Tơ). Trước đó, ngày 1-11, trong lúc lội qua suối về nhà, ông Hiệu bị nước cuốn trôi, đến ngày 2-11 người dân mới tìm thấy thi thể.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 8.

Lũ ở các sông tại Quảng Ngãi đang dâng cao, chia cắt nhiều nơi.

Về tình hình tàu cá, hiện trên toàn tỉnh vẫn còn 2 tàu/29 ngư dân chưa liên lạc được gốm tàu: QNg 90478TS do ông Lưu Đình Dũng (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) làm thuyền trưởng trên, tàu có 16 ngư dân và tàu QNg 95249TS do ông Nguyễn Văn Minh (cùng ngụ xã Bình Châu) làm thuyền trưởng, trên tàu có 13 ngư dân.

Ngoài ra, do có mưa lớn liên tục nên các hồ thủy điện trên địa bàn Quảng Ngãi đang ở mức cao.

Trước tình hình mưa bão đang diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã ban hành công điện khẩn chỉ đạo các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức ứng phó với bão số 12 và mưa, lũ; các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp xuống địa bàn được phân công hỗ trợ địa phương ứng phó thiên tai; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kiểm tra, rà soát các khu vực nuôi trồng thủy sản, tuyệt đối không để người ở lại trên các lồng, bè nuôi trồng thủy sản khi có sóng to, gió lớn.

Để chủ động ứng phó với mưa bão, Sở GDĐT Quảng Ngãi cho biết cũng đã có văn bản khẩn gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh yêu cầu các nhà trường theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất. Đồng thời có giải pháp phù hợp ứng phó với mưa lũ, tùy theo tình hình thực tế tại địa bàn, các cơ sở giáo dục chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học trong thời gian có mưa lũ để đảm bảo an toàn.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 9.

Toàn cảnh thiệt hại do bão số 12 gây ra tại đảo Lý Sơn.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, từ chiều ngày 3-11, đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 8 -9 kèm theo mưa to, biển động dữ dội. Hàng trăm tàu của ngư dân đã kịp vào bờ neo đậu an toàn. Tuy nhiên, nhiều chủ lồng bè nuôi trồng thủy sản do chủ quan, không kịp kéo các lồng bè vào bờ nên khi bão đổ bộ vào đất liền đã gây thiệt hại nặng nề. Trong tổng số 27 lồng bè nuôi trồng thủy sản của ngư dân hiện có 23 lồng bè, với gần 80 ngàn con tôm, cá đang trong thời kỳ xuất bán đã bị sóng biển nhấn chìm. Nhiều ngư dân trắng tay vì toàn bộ tài sản đầu tư cả tỉ đồng đã bị sóng biển nhấn chìm.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 10.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 11.

Nỗ lực vớt lồng bè cá

Trước thiệt hại của ngư dân , huyện Lý sơn đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương các xã tập trung huy động lực lượng hỗ trợ các chủ lồng bè khắc phục hậu quả, đồng thời xác định mức thiệt hại do bão số 12 gây ra.Thống kê sơ bộ cho thấy, bão số 12 đã làm 23 lồng bè nuôi trồng thủy sản của ngư dân Lý Sơn hư hại hoàn toàn, ước thiệt hại ban đầu trên 45 tỷ đồng, ngoài ra, nhiều diện tích hành vụ thu đông chưa kịp thu hoạch cùng bị hư hại nặng.

Quảng Nam: Yêu cầu thủy điện điều tiết nước hợp lý

Tại tỉnh Quảng Nam, từ khuya ngày 3 rạng sáng 4-11, đến thời điểm này, mưa lớn kèm gió giật cấp 6-7 rít liên hồi. Dù chỉ là địa phương bị ảnh hưởng của bão số 12 nhưng nhiều người có cảm giác như tâm bão đổ bộ vào Quảng Nam. Mưa lớn kèm gió mạnh cũng đã làm cho một số cây xanh trên địa bàn TP Tam Kỳ bị ngã đổ, bật gốc.

Trung tâm Khí tượng thủy văn cảnh báo bắt đầu từ tối 3-11, tại tỉnh Quảng Nam sẽ có mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa từ 500-700 mm, có nơi trên 700 mm, mưa kéo dài 4-5 ngày, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2; cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng thấp trũng.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 12.

Chính quyền huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) rào chắn cây cầu Hà Tân vì có nguy cơ sập trong mưa lũ

Hiện tại, lũ trên sông Thu Bồn đang lên chậm, sông Vu Gia dao động, mực nước trên các sông tại tỉnh Quảng Nam đo lúc 4 giờ sáng 4-11 đều ở mức trên báo động I, từ hôm nay đến ngày 8-11, các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khả năng sẽ xuất hiện đợt lũ, đỉnh lũ sẽ ở mức trên báo động III. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công điện khẩn chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, TP, thị xã trên địa bàn tỉnh thực hiện các giải pháp cụ thể và chủ động động ứng phó với tình hình bão số 12 và mưa lũ, không để ảnh hưởng đến tính mạng của người dân và các hoạt động của Hội nghị cấp cao APEC. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Đắk Mi điều tiết, đưa mực nước hồ chứa thủy điện Đắk Mi 4 về mực nước đón lũ là 251 m; Công ty thủy điện Sông Bung điều tiết, đưa mực nước hồ chứa thủy điện Sông Bung 4 về mực nước đón lũ là 214,3 m trước 5 giờ ngày 4-11. Trước đó, ngày 2-11 mực nước của hồ chứa thủy điện Đắk Mi 4 là 255,65 m, mực nước hồ chứa thủy điện Sông Bung 4 là 217,07 m.

Điều đáng lo ngại, sau đợt mưa lớn đầu tiền trong mùa mưa lũ năm 2017, hầu hết các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở tỉnh Quảng Nam đã tích đầy nước.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 13.

Hiện trường chiếc xe tải lật trong mưa bão

Khoảng 5 giờ 30 phút sáng 4-11, xe tải mang BKS 75C-046.98 do tài xế tên Hoàng (35 tuổi, ngụ phường An Cửu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) điều khiển chở theo 20 tấn thức ăn gia súc lưu thông trên QL1A theo hướng Nam – Bắc. Khi qua địa phận xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thì tài xế bất ngờ bị mất lái khiến lao thẳng xe xuống ruộng. Hậu quả, chiếc xe tải bị lật nghiêng, hư hỏng nặng. Gần 20 tấn thức ăn gia súc đổ tràn ra ruộng, hơn một nửa bị ngập dưới nước. Rất may, thời điểm xảy ra tai nạn có ít phương tiện lưu thông qua lại khu vực này nên không gây thương về người, riêng tài xế thì bị thương nhẹ.

Đà Nẵng: Cổng chào bị sập đổ

Mặc dù bão không đổ bộ vào Đà Nẵng nhưng khu vực ven biển có gió mạnh khiến cổng chào tại ngã tư đường Phạm Văn Đồng – Võ Nguyên Giáp bị sập đổ.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường, phong tỏa khu vực trên, không cho xe đi lại và tiến hành thu dọn hiện trường.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 14.

ổng chào tại ngã tư đường Phạm Văn Đồng – Võ Nguyên Giáp (Đà Nẵng) bị sập đổ.

Sau khi dọn dẹp xong những tấm sắt bị ngã đổ, lực lượng chức năng đã dùng xe cẩu cẩu những tấm sắt của cổng chào bị ngã đổ lên xe, trả lại mặt bằng cho tuyến đường để người dân được lưu thông trở lại.

Tại các tuyến đường gần tuyến ven biển, gió mạnh cũng đã làm đổ sập những tấm quảng cáo được dựng trên các tuyến đường.

Từ Bình Định đến Đà Nẵng: Cây ngã la liệt, nhiều khu vực bị lũ chia cắt - Ảnh 15.

Cây ngã đè bị thương người đi đường ở Đà Nẵng

Ông Võ Trần Anh, Chủ tịch UBND phường Hải Châu 1, cho biết sáng 4-11, tại đường Hùng Vương (gần chợ Hàn) xảy ra vụ cây đổ đè người đi đường khiến nạn nhân bị gãy chân, được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.


x


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo