xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải thưởng VHNT TP HCM: Đừng quên sáng tác của giới trẻ

Thùy Trang

Giới sáng tác trẻ cho rằng sẽ rất đáng tiếc nếu tiêu chí xét đề cử Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP HCM 2012-2016 lại đề ra một cách cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, đánh mất cơ hội cho giới trẻ

Không khó tìm thấy những sáng tác nổi bật ở lĩnh vực âm nhạc để đề cử cho Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) TP HCM lần thứ hai (2012-2016) đang trong giai đoạn đề cử xét giải từ cấp cơ sở hội chuyên ngành. Vấn đề quan trọng là làm sao lựa chọn được trong số đó những tác phẩm thực sự có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật có sức tác động sâu rộng đến đời sống công chúng, xứng đáng tôn vinh khích lệ, thông qua giải thưởng.

Tự tin từ tác phẩm đặt hàng

Thông tin từ Hội Âm nhạc TP HCM cho biết còn khoảng 1 tháng nữa, hội này sẽ bắt đầu triển khai vận động hội viên và những người làm nghề chọn tác phẩm gửi dự thi Giải thưởng VHNT TP HCM lần thứ hai do UBND TP HCM phối hợp cùng Liên hiệp Các hội VHNT TP HCM tổ chức, dự kiến diễn ra vòng tiếp nhận tác phẩm dự giải từ ngày 1-7 đến hết 30-9; vòng thẩm định sơ khảo từ ngày 1 đến 31-10.

Theo thống kê từ Hội Âm nhạc TP HCM, nguồn bài có sẵn tại hội hiện nay cũng cực kỳ phong phú. Đồng hành cùng sự kiện nổi bật của TP HCM trong 5 năm qua, Hội Âm nhạc TP tổ chức cuộc thi sáng tác nhằm kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam (2015) cũng như sự kiện đổi tên Sài Gòn thành TP HCM (2016). Hơn 200 tác phẩm được Hội Âm nhạc TP chọn vì được đánh giá cao về mặt ý nghĩa cũng như chất lượng sáng tác.

Giải thưởng VHNT TP HCM: Đừng quên sáng tác của giới trẻ - Ảnh 1.

Trúc Nhân và Trương Thảo Nhi trình bày ca khúc “Bốn chữ lắm” của nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng, ca khúc đoạt giải Bài hát của năm Chương trình Bài hát Việt 2014 và đoạt Giải Mai Vàng 2014. (Ảnh do chương trình cung cấp)

Chưa kể, Hội Âm nhạc TP HCM cũng đã tổ chức những chuyến đi thực tế sáng tác dành cho hơn 200 nhạc sĩ với chủ đề tập trung 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ cũng như kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân. Với những sự kiện này, hội cũng có một nguồn bài (sáng tác) đáng kể, với gần 100 tác phẩm do các nghệ sĩ nộp về cho hội.

Giải thưởng VHNT TP HCM được tổ chức lần thứ hai nên chắc chắn nguồn tác phẩm tham gia dự tuyển sẽ không ít. Với hiệu quả mang lại từ kết quả của Giải thưởng VHNT lần thứ nhất, không khó để hội dự báo những sáng tác đoạt giải lần này cũng sẽ tập trung vào các đề tài gắn liền với các sự kiện nổi bật, thu hút công chúng thời gian qua. "Sự thành công của ca khúc đoạt Giải A Giải thưởng VHNT TP HCM lần thứ nhất "Tổ quốc gọi tên mình" (nhạc: Đinh Trung Cẩn, thơ: Nguyễn Phan Quế Mai) trên thị trường âm nhạc thời gian qua là minh chứng cho điều này" - nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung tin tưởng.

Nhiều người trong giới cũng mong rằng những ca khúc được tôn vinh trong giải thưởng này có đời sống tốt, gần gũi với công chúng như "Tổ quốc gọi tên mình".

Cơ hội cho tác giả trẻ?

Giới sáng tác trẻ cho rằng sẽ rất đáng tiếc nếu tiêu chí xét đề cử giải thưởng này lại đề ra một cách cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt. Bởi lẽ, trong 5 năm qua (2012-2016), trong đời sống âm nhạc xuất hiện khá nhiều tác phẩm mới có giá trị nghệ thuật cao và có sức tác động rất lớn đến đời sống thưởng thức của công chúng. Minh chứng là "Bốn chữ lắm" của Phạm Toàn Thắng, "Sài Gòn café sữa đá" (Hà Okio), "Nhật ký của mẹ" (Nguyễn Văn Chung), "Buổi sáng ở Cian café" (Võ Thiện Thanh), "Sài Gòn, anh yêu em" (Đức Trí), "Gọi tên Sài Gòn" (Đinh Kai), "Ông bà anh", "1+1=" (Lê Thiện Hiếu)... đều là những ca khúc được đánh giá cao về mặt nghề lẫn hiệu ứng thị trường. "Việc lướt qua những ca khúc nhạc trẻ "hiện tượng" này là một điều đáng tiếc. Bởi lẽ đây đều là những ca khúc có giá trị nghệ thuật cao, được công chúng đón nhận và thực sự là những tác phẩm âm nhạc có giá trị" - nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, trong tốp 100 ca khúc được công chúng đặc biệt yêu thích thời gian qua, theo số liệu thống kê từ trung tâm bảo vệ quyền tác giả, có nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ TP HCM sáng tác trong suốt 5 năm qua. Nhạc sĩ Lê Văn Lộc nói: "Có khá nhiều tác phẩm hay của thế hệ trẻ và chúng xứng đáng với sự tôn vinh".

Điều khiến giới chuyên môn thực sự băn khoăn là những tác phẩm đề cử của Hội Âm nhạc TP HCM có thể là các tác phẩm được công nhận về mặt nghệ thuật nhưng lại chưa được phổ biến rộng rãi nên chưa tạo được sức hút với công chúng, chưa tác động sâu rộng đến đời sống tinh thần của người yêu nhạc là điều tất nhiên.

"Mỗi đợt xét tặng giải thưởng cho tác phẩm VHNT giống như giải thưởng nội bộ khi khâu quảng bá chưa được chú trọng. Các bước xét chọn tác phẩm được diễn ra khá im ắng" - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói. Vì vậy, Nguyễn Văn Chung cho biết nhiều nhạc sĩ trẻ như anh không nắm rõ thể lệ để gửi tác phẩm của mình tranh giải. "Giải thưởng này là sự động viên khích lệ văn nghệ sĩ phát huy tính năng động sáng tạo nghệ thuật góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, như mục đích của nó nếu có cơ hội dành cho người trẻ, tôi tin rằng giải thưởng góp phần sẽ định hướng tốt hơn về chuẩn mực nghệ thuật trong sáng tác của tác giả trẻ. Đó là lý do tôi và những tác giả trẻ khác hy vọng có cơ hội được tham gia" - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung bộc bạch. 


(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 10-7

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo