xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngắc ngoải nghề điêu khắc: Tác phẩm làm ra chất kho

Ngọc Lê

Đến tham quan nhà điêu khắc gia nào cũng thấy tác phẩm chất đầy xưởng làm việc

Triển lãm là dịp để nghệ sĩ thỏa mãn đam mê sáng tạo nhưng với ngành điêu khắc thì hiếm khi có triển lãm, nhất là triển lãm cá nhân.

Vất vả, tốn kém mới có được triển lãm

Nhiều điêu khắc gia (ĐKG) cho biết các triển lãm cá nhân và cả triển lãm nhóm, họ đều tự đứng ra tổ chức và chịu chi phí. Một số người tìm cách xin hỗ trợ từ phía quỹ văn hóa của Đan Mạch hay Pháp nhưng cũng không được nhiều. Hầu hết đều tự thân vận động, từ việc lo mặt bằng, thủ tục xin phép triển lãm đến chuyện mời khách. Thỉnh thoảng mới có triển lãm mà ĐKG không lo về mặt bằng, chủ yếu là những triển lãm về sự kiện.

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Ánh - Chủ nhiệm Khoa Điêu khắc, Trường Đại học Mỹ thuật TP HCM - cho biết: “Làm triển lãm cá nhân rất tốn kém, bản thân tôi cũng chưa dám thực hiện, không chỉ chuẩn bị về kinh phí mà còn lo làm sao đủ khối lượng tác phẩm. Điêu khắc khác hội họa nên không thể làm triển lãm điêu khắc hằng năm liên tục được. Mỗi triển lãm về chất liệu đồng, đá tốn nhiều thời gian thực hiện, trong khi để đem đi triển lãm thì ít nhất phải có 20 tác phẩm. Tuy nhiên, các ĐKG trẻ hiện nay năng động hơn, họ biết sử dụng những chất liệu rẻ tiền để làm nhiều tác phẩm và triển lãm thường xuyên. Song, với ĐKG trung niên và lớn tuổi, họ không thể làm như vậy vì quan niệm tác phẩm cần có sự bền vững về chất liệu”.

 

Tác phẩm “Kết nối” của điêu khắc gia Hoàng Tường Minh, sau triển lãm ở trại sáng tác điêu khắc của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật năm 2014 nằm vất vưởng trước nhà riêng
Tác phẩm “Kết nối” của điêu khắc gia Hoàng Tường Minh, sau triển lãm ở trại sáng tác điêu khắc của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật năm 2014 nằm vất vưởng trước nhà riêng

 

Với triển lãm trong nhà, chủ yếu là khách mời đến xem ủng hộ tinh thần cho ĐKG chứ chưa thể thu hút số đông công chúng. Muốn làm được điều ấy thì phải đem tác phẩm ra ngoài trời, vốn nhộn nhịp người tham quan nhưng như vậy thì lại tốn kém thời gian và kinh phí hơn.

Nhớ lại lần triển lãm điêu khắc ngoài trời ở Công viên Bách Tùng Diệp, quận 1, TP HCM năm 2007, ĐKG Trần Việt Hưng cho biết nhóm anh mất cả năm để làm dự án này. Trong đó, việc xin giấy phép phải trải qua nhiều “cửa” thủ tục, rồi phải trả tiền thuê mặt bằng ở công viên kéo dài cả tháng. Cũng may là năm đó, triển lãm được nhiều mạnh thường quân tài trợ nên tác phẩm điêu khắc đến được với công chúng.

Với các ĐKG có bề dày hoạt động, việc tổ chức triển lãm để giới thiệu đứa con tinh thần của mình còn thuận lợi nhưng sinh viên mới ra trường - những người mới chập chững vào nghề, phải vật lộn với công việc kiếm sống - thì chẳng bao giờ nghĩ đến. Có người bị cuốn hút vào chuyện kiếm tiền, không còn đủ đam mê để dành thời gian cho sáng tác. Một ĐKG cho biết thực hiện một triển lãm cá nhân cũng phải mất mười mấy năm, từ việc  dành dụm vốn liếng, đeo đuổi ý tưởng cho đến khi thực hiện là một quá trình lâu dài.

Nỗi buồn hậu triển lãm

Sau triển lãm, hầu hết các tác phẩm đều mang về nhà. Vài tác phẩm bán được nhưng đó chỉ là con số ít, mang tính động viên. Những tác phẩm to lớn ngoài trời, chiếm nhiều không gian thì ĐKG bỏ lại ở nơi diễn ra triển lãm vì nhà cũng không có chỗ chứa. Vì vậy, nhiều ĐKG dù đã mấy chục năm theo nghề nhưng vẫn chưa từng nghĩ đến triển lãm cá nhân. Họ chỉ gửi tác phẩm tham gia triển lãm nhóm vì… “bị” mời  và trên tinh thần tham gia cho vui. Một số ĐKG trẻ nhận thấy sự hạn chế này nên họ sáng tác những tác phẩm điêu khắc nhỏ hơn để dễ bán hoặc nếu không ai mua thì vẫn có thể đem về nhà trưng bày.

Mỗi năm, các tỉnh, thành đều tổ chức trại điêu khắc quy mô, hoành tráng cho ĐKG tham gia sáng tác. Số tiền hỗ trợ với hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam là 1,5 triệu đồng, riêng hội viên hội mỹ thuật cấp địa phương là 1 triệu đồng. Kinh phí hỗ trợ này và cả tiền thưởng đoạt giải cũng chẳng thấm vào đâu so với chất liệu, công lao đầu tư của ĐKG. Thế nhưng, sau khi hết triển lãm, những tác phẩm bề thế ấy lại không có nơi “dung thân”, chẳng ai mua, chẳng ai quan tâm, ĐKG thường tặng cho nơi tổ chức. “Nhiều nơi không muốn mua vì biết rằng đằng nào cũng không thể mang về nhà được. Chung quy cũng vì thị trường về điêu khắc trong nước gần như không có” - một ĐKG  trăn trở.

 

Triển vọng tích cực

Theo ĐKG Đỗ Châu Hải (Hội Mỹ thuật Việt Nam), trong khoảng 15 năm trở lại đây, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Huế… đã có nhiều triển lãm điêu khắc cá nhân của nghệ sĩ. Hà Nội có nhóm điêu khắc trẻ triển lãm lần đầu tiên năm 1999 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với tên gọi “Không gian mới” (New space). Đây là triển lãm tập hợp những nghệ sĩ điêu khắc trẻ cả nước và là tiền đề cho sự phát triển của điêu khắc độc lập sau này. Các nhóm điêu khắc “Hình thể mới” (New form), Sài Gòn - Hà Nội, 5+… đã và đang tạo dựng sự phát triển của điêu khắc độc lập Việt Nam với nhiều triển vọng tích cực.

Bên cạnh đó, các nghệ sĩ điêu khắc Việt Nam đã tham gia các trại sáng tác, triển lãm điêu khắc ở nước ngoài nhưng với số lượng còn khiêm tốn.

 

Kỳ tới: Khát khao tạo tác cho cộng đồng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo