xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áo dài chưa thành quốc phục vì thiếu pháp lý

Hoàng Lan Anh thực hiện

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - cơ quan được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch giao xây dựng đề án lễ phục Việt Nam, cho rằng thiếu các quy định pháp lý trong việc công nhận áo dài là quốc phục

. Phóng viên: Việc chọn một bộ lễ phục quốc gia là câu chuyện dài suốt mấy chục năm chưa có hồi kết. Theo ông, lý do nào khiến việc chọn quốc phục trở nên khó khăn như vậy?

Áo dài chưa thành quốc phục vì thiếu pháp lý - Ảnh 1.

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Ảnh: YẾN ANH

- Ông VI KIẾN THÀNH: Năm 1990, đề án quốc phục nhằm tìm ra bộ trang phục sử dụng phổ biến trong công chức nhà nước đã được khởi động. Năm 2013, 2014, đề án quốc phục chuyển thành đề án lễ phục nhà nước, nghĩa là xây dựng bộ trang phục sử dụng trong các nghi lễ nhà nước và ngoại giao. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn dở dang.

Có 3 lý do dẫn đến việc này. Một là, không tạo được sự đồng thuận trong xã hội cũng như mọi tầng lớp nhân dân về lễ phục của nam giới. Qua các hội thảo, tọa đàm, thảo luận trên toàn quốc, mọi ý kiến đều đi đến thống nhất áo dài nữ là lễ phục Việt Nam nhưng bộ lễ phục của nam thì không thống nhất được. Có sự cân nhắc giữa các phương án khăn đóng áo dài, áo the khăn xếp, hai là cải tiến áo Tôn Trung Sơn, ba là cải tiến bộ veston. Nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã rất nhiệt tình thiết kế và may nhiều bộ mẫu, kinh phí do anh ấy lo toàn bộ nhưng chưa nhận được sự đồng thuận. Mà khi công bố quốc phục hay lễ phục nhà nước thì phải công bố cả trang phục nam, nữ chứ không thể chỉ lễ phục nữ không thôi. Không ai làm thế cả.

Thứ hai, cái khó thuộc về nhà thiết kế. Các nhà thiết kế thời trang được đặt ra yêu cầu thiết kế bộ mẫu để phổ biến. Mà ở đây thì không phải sáng tạo đột biến hay bộ mới hoàn toàn mà kế thừa trong dòng chảy lịch sử trang phục. Các nhà thiết kế bị lấn cấn, ai sẽ thành tác giả bộ lễ phục? Ai cũng muốn được ghi danh là tác giả lễ phục, đó cũng là một khó khăn.

Thứ ba, là vấn đề pháp lý. Cấp nào có thẩm quyền công nhận, phê duyệt chính thức bằng văn bản hành chính? Chúng ta không có ai được phân trách nhiệm này, kể cả quốc hoa và các biểu tượng văn hóa. Khi hội nhập quốc tế, vấn đề công nhận các biểu tượng văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia là cần thiết. Nhưng ai được ký, chúng ta chưa có quy định này.

Cũng như quốc phục, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều hội thảo bàn về quốc hoa, bàn nhiều lắm rồi và đi đến thống nhất là hoa sen hồng, nhưng đến khi chọn xong đặt vấn đề ký ban hành thì dừng lại. Vì không biết là ai có thẩm quyền ký ban hành các biểu tượng văn hóa, trong đó có quốc phục, quốc hoa. Thủ tướng cũng không, Quốc hội bảo cũng không, không thấy quy định trong Hiến pháp.

Và thế là đến giờ phút này, chúng ta chưa có kết quả như mong muốn.

Áo dài chưa thành quốc phục vì thiếu pháp lý - Ảnh 2.

Trình diễn áo dài trong Lễ hội Áo dài TP HCM 2019. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không có ý kiến gì về vấn đề này hay sao, thưa ông?

- Vấn đề này nhà báo cần hỏi những người ở cấp có thẩm quyền cao hơn tôi, thứ trưởng hay bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

. Có nhiều ý kiến cho rằng cả thế giới biết đến áo dài là quốc phục của Việt Nam, nhưng chúng ta thì lại chưa đi đăng ký bản quyền nên áo dài bị nhiều nơi "nhận vơ" là của mình. Ông có nghĩ như vậy không?

- Việc đăng ký bản quyền mẫu áo dài có thể được thực hiện sau khi chọn, được công nhận chính thức. Phải có công nhận chính thức của nhà nước hay của Chính phủ thì sau đó mới đi đăng ký bản quyền. Khi mình chưa có căn cứ pháp lý thì làm sao đi đăng ký bản quyền. Khi chúng ta hoàn thiện bước đầu tiên, chính danh công nhận áo dài là quốc phục hay lễ phục thì sẽ đi đăng ký bản quyền.

. Nhà thiết kế Sĩ Hoàng từng chia sẻ khi đến cuộc triển lãm lịch sử 5.000 năm trang phục Trung Quốc đã phát hiện áo dài lụa Việt Nam màu xanh ngọc, có cả nón lá và đôi guốc gỗ, ghi rất rõ "Trang phục hiện đại Trung Quốc". Theo ông, quảng bá áo dài cần phải làm thế nào để hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy việc áo dài được công nhận là quốc phục nhanh hơn?

- Thời gian qua, các nhà thiết kế đã rất tích cực trong quảng bá, giới thiệu áo dài Việt Nam ra thế giới. Nhiều lễ hội áo dài đã được tổ chức cả trong nước và quốc tế. Tinh thần văn hóa dân tộc cũng như ý thức trách nhiệm của họ rất cao và họ làm những điều này hoàn toàn do tâm huyết.

Như tôi đã nói, chúng ta chỉ thiếu văn bản pháp lý, còn về quảng bá, tôi tin là đã rất tích cực.

Tuy nhiên, nếu cả xã hội, nhà thiết kế, các nhà văn hóa, truyền thông chung tay cùng làm mạnh mẽ hơn nữa thì rất đáng hoan nghênh.

. Hội Di sản Văn hóa TP HCM cũng đã có hồ sơ đề nghị áo dài là di sản văn hóa phi vật thể nhưng bị vướng về mặt pháp lý. Rõ ràng những vướng mắc này đã gây nên nhiều khó khăn. Quan điểm cá nhân của ông, nên làm sao để cởi "dây trói" này?

- Đó là công việc của cấp bộ hoặc cao hơn. Nhưng mong muốn của tôi, một người làm chuyên môn trong lĩnh vực này, là làm sao chúng ta sớm đạt được sự đồng thuận trong xã hội về bộ lễ phục nam để chúng ta công bố một cách chính thức, chính danh cho cả nam lẫn nữ.

. Quan điểm cá nhân ông có muốn áo dài Việt Nam sớm được công nhận quốc phục?

- Nếu nói theo quan điểm cá nhân thì đương nhiên tôi mong muốn. Là người làm văn hóa, tôi mong muốn có quốc hoa, quốc phục. Thông qua các biểu tượng văn hóa, chúng ta quảng bá hình ảnh con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Khi hội nhập quốc tế càng sâu rộng, nhu cầu và yêu cầu bản sắc riêng của mỗi quốc gia thông qua văn hóa, trang phục là rất cần thiết. Tôi cũng muốn đề án của bộ hoàn thành trọn vẹn, nhưng thực tế khách quan chưa ủng hộ mình.

Như tôi đã nói, chỉ sau khi công bố lễ phục, quốc phục, chúng ta mới thực hiện những bước tiếp theo.

Vì không biết là ai có thẩm quyền ký ban hành các biểu tượng văn hóa, trong đó có quốc phục, quốc hoa nên đến giờ phút này chúng ta chưa có kết quả như mong muốn".

Ông VI KIẾN THÀNH

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 25-11

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo