xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa" Tùng Linh qua đời

Thanh Hiệp (ảnh do gia đình NSCC)

(NLĐO) - Ông là cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa. Người đã đúc kết nhiều kinh nghiệm cho thể loại múa cộng đồng và là anh cả của phong trào Sinh viên học sinh tranh đấu đòi hòa bình trước 1975.



Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa Tùng Linh qua đời - Ảnh 1.

Biên đạo múa Tùng Linh

Ông tên thật là Hoàng Duy Hoàng, sinh ngày 15-3-1933, nghệ danh Hoàng Chim. Ông đã từng là giáo viên dạy học tại trường tư thục Huỳnh Khương Ninh – Sài Gòn trước 1975. Do tuổi cao sức yếu, gia đình đã đưa ông vào BV Nguyễn Trãi để các bác sĩ theo dõi và chăm sóc. Sau hơn một tháng điều trị nhiều chứng bệnh nhưng do cơ thể suy kiệt, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 17 giờ ngày 6-1, hưởng thọ 85 tuổi.

Ông đã từng giữ chức vụ giám đốc Đoàn Nghệ thuật Múa rối TP HCM. Thời gian công tác tại đây, ông là người chủ trương dàn dựng nhiều tác phẩm rối kết hợp với nhiều loại hình nghệ thuật nhằm làm phong phú thêm cho bộ môn này. Ông đã góp phần đào tạo nhiều diễn viên, đạo diễn múa rối trẻ, tạo nguồn nhân lực cho bộ môn nghệ thuật này.

Ngoài công tác quản lý đoàn nghệ thuật này, ông còn tham gia giảng dạy nghệ thuật múa cộng đồng tại các trung tâm văn hóa quân huyện và dàn dựng múa cho các đội nhóm văn nghệ trực thuộc các trung tâm văn hóa TP HCM và các tỉnh phía Nam. Là người có uy tín trong ngành văn hóa nghệ thuật, hơn 40 năm qua, ông luôn được mời tham gia hội đồng giám khảo các Hội diễn, Liên hoan ca múa nhạc dành cho công nhân, người lao động và học sinh, sinh viên.

Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa Tùng Linh qua đời - Ảnh 2.

Biên đạo múa Tùng Linh

Trong sự nghiệp nghệ thuật, biên đạo múa Tùng Linh đã từng dàn dựng thành công những tác phẩm múa hoành tráng, ca ngợi tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc với những tác phẩm múa nổi tiếng: "Tiếng trống hào hùng", "Rạch Gầm dậy sóng", "Cánh chim hòa bình", "Chúng ta đã đứng dậy", "Quê hương ba miền", "Người cha bến tàu", "Làm thân cò cú", "Đồng khởi"… Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến nói: "Anh Tùng Linh là người anh lớn của phong trào Sinh viên học sinh Sài Gòn tranh đấu, Đoàn văn nghệ SVHS Sài Gòn và phong trào văn nghệ "Hát cho dân tôi nghe" trước 1975. Anh được anh em văn nghệ sĩ yêu mến vì tính tình hòa nhã, luôn sống hết mình vì nghệ thuật. Sự ra đi đột ngột của anh là nỗi đau lớn đối với văn nghệ sĩ chúng tôi".

Tang lễ của Nghệ sĩ - Biên đạo múa Tùng Linh được tổ chức tại nhà riêng, số 8 đường số 5 Khu dân cư Hiệp Bình Chánh, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM (gần chợ Hiệp Bình Chánh). Lễ viếng bắt đầu từ 17 giờ ngày 7-1. Lễ truy điệu lúc 8 giờ 30 phút ngày 10- 1, sau đó hỏa táng tại Nghĩa trang Phúc An Viên, phường Long Bình, quận 9, TP HCM.

Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa Tùng Linh qua đời - Ảnh 3.

Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến đến thăm biên đạo múa Tùng Linh


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo