xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải Mai Vàng 25 năm: Dấu ấn đặc biệt của Hoài Linh

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nghệ sĩ hải ngoại đầu tiên đoạt Giải Mai Vàng là Hoài Linh, kỷ lục giành được tượng Mai Vàng cũng là Hoài Linh (11 tượng), trong đó có Giải Mai Vàng thành tựu 20 năm duy nhất

Hoài Linh là một trong ít nghệ sĩ hải ngoại về nước hoạt động nghệ thuật sớm nhất.

Chinh phục khán giả quê nhà

Ngay từ những năm đầu, lối diễn hài của Hoài Linh hoàn toàn chinh phục khán giả quê nhà. Vì vậy từ năm 2006, danh hài Hoài Linh bắt đầu chạm được tay vào tượng Mai Vàng trong niềm hạnh phúc mà anh diễn tả là vô bờ bến. Đó là vai Sáu Bảnh trong vở kịch "Ra giêng anh cưới em". Khi nhận giải, Hoài Linh tâm sự anh không ngờ mình được khán giả - bạn đọc Báo Người Lao Động ưu ái đến vậy, bởi anh là nghệ sĩ hải ngoại mới về nước, cống hiến cho công chúng chưa nhiều như các anh chị em đồng nghiệp trong nước lúc đó. Giải Mai Vàng còn có ý nghĩa giúp Hoài Linh tin tưởng phấn đấu để đạt được danh hiệu NSƯT do nhà nước phong tặng sau này. Có lẽ Hoài Linh là nghệ sĩ hải ngoại đầu tiên và duy nhất được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT, đến nay.

Giải Mai Vàng 25 năm: Dấu ấn đặc biệt của Hoài Linh - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Hoài Linh nhận Giải Mai Vàng đầu tiên tại lễ trao Giải Mai Vàng 2007. (Ảnh tư liệu Báo Người Lao Động)

Tính từ đó, NSƯT Hoài Linh có hẳn bộ sưu tập tượng Mai Vàng danh giá với 11 tượng vàng cho cả hạng mục Danh hài lẫn Nam diễn viên kịch nói. Anh cũng là nghệ sĩ hiếm hoi được Ban Tổ chức trao tặng giải thưởng thành tựu Mai Vàng 20 năm vào năm 2014.

Giải Mai Vàng 25 năm: Dấu ấn đặc biệt của Hoài Linh - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Hoài Linh nhận Giải Mai Vàng thành tựu 20 năm (Ảnh tư liệu Báo Người Lao Động)

Đối với Hoài Linh, Giải Mai Vàng để lại nhiều ký ức tuyệt đẹp, nâng bước anh tiến lên trong niềm khích lệ của công chúng dành cho một nghệ sĩ hải ngoại về nước làm nghề và thành công.

Giải Mai Vàng 25 năm: Dấu ấn đặc biệt của Hoài Linh - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Hoài Linh và nghệ sĩ Việt Anh trong vở “Dạ cổ hoài lang” Ảnh: THANH HIỆP

Khi nhắc về các vai diễn giúp mình giành được Giải Mai Vàng, anh trân quý nhất vai ông Tư trong vở kịch "Dạ cổ hoài lang" của Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ TP HCM (còn gọi sân khấu 5B).

Trong bản tái dựng tại 5B, Hoài Linh được mời vào vai này. Áp lực của vai ông Tư đối với anh chính là nhân vật này đã được nghệ sĩ Thành Lộc thể hiện quá xuất sắc trước đó. "Ban đầu tôi đắn đo suy nghĩ, nếu diễn dở sẽ có lỗi với nhân vật ông Tư vốn dĩ đã được khán giả yêu mến qua tài năng diễn xuất của NSƯT Thành Lộc. Tôi là diễn viên hài, tố chất gây cười mặc nhiên theo từng câu thoại, nếu để khán giả cứ phì cười thì những đoạn sâu lắng của kịch sẽ bị vỡ. Thế là tôi và nghệ sĩ Việt Anh cùng đạo diễn Nguyễn Công Ninh, tác giả kịch bản - cố nghệ sĩ Thanh Hoàng đã ngồi lại, phân tích, chăm chút cách thể hiện để ông Tư vẫn giữ được hồn cốt nhưng bằng cách kể khác của tôi. Còn nhớ ông Lê Duy Hạnh động viên tôi rằng vai ông Tư là phép thử lớn để tôi đi vào bi kịch, cài cắm trong tận nỗi niềm thân phận ông Tư một tiếng cười trào nước mắt" - Hoài Linh xúc động khi nhớ về vai diễn này.

Áp lực thứ hai với anh lúc đó chính là bạn diễn, nghệ sĩ Việt Anh. "Ôi, anh ấy là một nghệ sĩ có đủ bản lĩnh làm mê hoặc bạn diễn. Tôi đóng vai ông Tư, anh Việt Anh đóng vai ông Năm, đôi bạn già trên xứ người, đã từng yêu cô thôn nữ nhưng rồi tôi may mắn được cưới nàng. Trong ngày giỗ nàng trên đất khách, hai trái tim khao khát nhớ quê nhà đã mang hồn quê thấm đẫm qua giai điệu "Dạ cổ hoài lang" của bác Sáu Lầu mà sưởi ấm cho nhau. Ánh mắt của ông Năm dễ sợ lắm, đau buốt trong cái nhìn, xót xa trong cái nhớ. Nhiều lúc diễn tôi suýt quên lời thoại của mình vì bị anh Việt Anh hút hồn. Anh Việt Anh trước, tôi sau, cả hai anh em đều chạm tay đến tượng Mai Vàng nhờ vai diễn trong tác phẩm bất hủ đại diện cho đỉnh cao trí tuệ của kịch miền Nam này" - NSƯT Hoài Linh tự hào nói.

Thành công không kiêu

Kiêu hãnh là đặc tính của người nghệ sĩ khi nghĩ về thành công trong nghề. Có người nhìn ngắm hào quang để tự hài lòng khi đứng trên đỉnh cao. Hoài Linh không vậy. Anh tự răn: "Quá khứ hào quang là để khuyên bảo mình phải sống sao cho ngày hôm nay hơn ngày hôm qua. Có lẽ vì vậy mỗi lần đoạt Giải Mai Vàng là mỗi lần tôi được nâng những khao khát của mình lên một ngưỡng mới. Tôi không cho phép mình hài lòng, chấp nhận dừng chân mà phải vươn xa hơn".

Nói đến những thành tựu của mình ở Giải Mai Vàng, danh hài Hoài Linh cho rằng mỗi số phận nhân vật từ sàn diễn cho đến game show truyền hình như vai ông Năm trong vở "Người nhà quê", ông Kiên trong vở "Ông bà vú nuôi", bà thầy bói trong vở "Câu lạc bộ quý bà", ông ngoại trong vở "Ông ngoại, bà nội", ông Bảy trong vở "Thiên hạ đệ nhất nổ", cậu Út trong vở "Anh chàng giả gái", trưởng phòng trong chương trình "Ơn giời cậu đây rồi"… mà anh được công chúng bầu chọn yêu thích, đều do công sức tập luyện của anh cùng các đồng nghiệp mà thành. "Tôi mang ơn các bạn diễn. Không có họ thì Mai Vàng của tôi không thể khoe sắc" - Hoài Linh bày tỏ.

Có xem danh hài này dấn thân vào thế giới không phải là chuyên môn của mình mới thấy anh bản lĩnh. Nghệ sĩ Thanh Hằng kể: "Đến sàn tập vở "Áo cưới trước cổng chùa" rất sớm. Hoài Linh biết mình yếu nhịp nên chịu khó ngồi cùng ban nhạc, nhờ tôi "kiệu bài" theo nhịp. Rồi ca đi, ca lại, ca trong diễn, diễn trong ca, sao cho hiệu quả nhất mới thôi".

Thành công của vở "Áo cưới trước cổng chùa" (vừa công diễn tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang) có phần đóng góp của danh hài Hoài Linh, cũng như trước đó trong tác phẩm "Giấc mộng đêm Xuân", anh cũng làm khán giả khóc cười với vai diễn, dù cải lương không phải là sở trường của anh.

Từ khi thực hiện ước nguyện xây ngôi nhà Tổ, Hoài Linh dồn hết tâm huyết để xây dựng khang trang nơi thờ phượng Tổ nghề linh thiêng của mình. Sau khi thực hiện xong nguyện ước này, Hoài Linh nói anh mong có đủ sức khỏe để tiếp tục cống hiến, nhất là đồng hành, chỉ dẫn các bạn trẻ để có được một thế hệ kế cận đầy bản lĩnh trong nghề. 

Luôn xứng đáng với tình cảm của công chúng

Khi nói về kế hoạch sắp tới của mình, Hoài Linh bày tỏ anh sẽ chọn lọc cách xuất hiện trước công chúng, từ chối các game show, chương trình truyền hình thực tế thiếu tính thẩm mỹ. Ngay cả các sô diễn không mang yếu tố nghệ thuật, dù được trả cát-sê cao, anh cũng lắc đầu. "Chỉ nhận các vai diễn mang lại cho bản thân nhiều kinh nghiệm để tiếp tục được sáng tạo và bộc lộ những ưu điểm trong diễn xuất" - NSƯT Hoài Linh nói.

Anh cho biết sau live show do nữ đạo diễn Cát Phượng dàn dựng, tôi đang nuôi ý tưởng viết kịch bản mới, mong sao trong năm 2020 sẽ trình làng sản phẩm mới, xứng đáng với tình cảm mà bạn đọc Báo Người Lao Động đã dành cho Hoài Linh từ bấy lâu nay.

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ

Giải Mai Vàng 25 năm: Dấu ấn đặc biệt của Hoài Linh - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo