xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời ru chiếc nón

Nguyễn Thị Bích Nhàn

Mẹ tôi là nông dân và có nghề tay trái: làm nón. Mẹ bảo quê ngoại có nghề làm nón, các con gái của ngoại lớn lên đều được ngoại chỉ nghề. Nhưng duy có mẹ còn giữ nghề đan nón chứ các dì thì không.

Để làm ra những chiếc nón, mẹ phải rất vất vả. Nhưng mẹ không bận tâm dù nón của mẹ giá rất rẻ, thu không đủ bù công nhưng mẹ bảo thấy ai đó đội chiếc nón tự tay mình làm sẽ cảm thấy rất vui. Niềm vui của mẹ sao mà khổ quá. Tôi than thở vậy mỗi khi xong mùa, thời gian chờ vụ lúa mới mẹ sẽ bắt tay đan nón.

Nhà tôi gần núi nhưng muốn làm nón phải vào tận núi trong, cách nhà chừng hai, ba xã nữa. Những ngọn núi nằm xa khu dân cư mới tìm được lá mật cật (giống lá cọ) để chằm nón. Lá hái về phơi khô rồi dùng hòn than nóng, bọc trong miếng vải bố dày làm bàn là, là thật phẳng, thật bóng. Sau khi làm phẳng lá, mẹ sẽ dùng kéo cắt chéo đầu trên rồi lấy kim xâu lại, chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó rải đều chúng lên khuôn nón. Khuôn nón hình chóp nhọn, nó là cái khung được làm từ các nan tre uốn thành hình vòng cung từ thấp lên cao theo hình chóp. Trên khuôn đã đặt sẵn sườn nón là những thanh tre nhỏ, chuốt đều, nhẵn. Khi lá đã yên vị trên sườn mẹ sẽ dùng dây cột chặt lá nón với khung nón rồi dùng cước để khâu chúng lại. Công đoạn này phải khéo, phải khâu cho đều tay để chiếc nón thanh nhã, sắc sảo, nếu để chỗ dày chỗ thưa nón sẽ vụng, mất đẹp.

Lời ru chiếc nón - Ảnh 1.

Sau khi nón đã thành hình, ở nan thứ 3 và 4 sẽ dùng chỉ đôi kết đối xứng để làm quai. Trước khi giao cho khách thì quét nhẹ một lớp dầu bóng bên ngoài để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho nón.

Mẹ bền bỉ và hứng thú với công việc này. Mẹ lý lẽ hay lắm. Mẹ bảo, dù từ nhỏ đã được nghe: "Thức khuya dậy sớm cho hư. Mà nghề đan nón chẳng dư đồng nào" nhưng mẹ vẫn thích công việc này. Được ngồi làm nón, mẹ có cảm giác đang làm người kế thừa gia sản của bà ngoại. Rồi mẹ nói, mẹ biết nghề này nhọc công mà chẳng có thu nhập nên mẹ có bắt các con phải sống bằng nghề chằm nón đâu. Nhưng nếu biết làm một chiếc nón, thì đó đã là "tài sản".

Mẹ kể, ngày xưa, ngày mẹ về nhà chồng, ngoại âu yếm, bịn rịn tiễn con gái ra ngõ, đặt vào tay chiếc nón và dặn dò công, dung, ngôn, hạnh. Những lời gan ruột kia được đặt trong chiếc nón như biểu tượng của đức hy sinh, sự chịu thương chịu khó. Nón như một thứ ngôn ngữ riêng dùng để diễn đạt tâm tư của người phụ nữ. Còn nữa, hình ảnh người thiếu nữ giấu mặt sau vành nón lá cười duyên, hình ảnh khách quốc tế ngắm nghía và trầm trồ chiếc nón quê hương, điệu múa nón thật đẹp… Mọi thứ đều đáng tự hào.

Thương quá chiếc nón quê hương. Nón giản dị nhưng thanh cao. Nhẹ tênh những đường kim mũi chỉ nhưng đầy đặn ân tình. Mỗi chiếc nón, mỗi đường kim mũi chỉ là những yêu thương đong đầy mà người phụ nữ lặng lẽ kết vào. Cuộc sống văn minh có đổi thay đến đâu thì nón lá sẽ mãi trường tồn với vẻ đẹp nguyên sơ, giản dị và duyên dáng.

Bài học mẹ dạy các con dịu êm mà sâu nặng, đẹp tinh khôi, mặn mà như chiếc nón quê hương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo