xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Mơ rồng"- Giấc mơ múa rối của Lê Quý Dương

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

"Mơ rồng" là minh chứng rõ nhất cho sự thử nghiệm thành công việc hiện đại hóa và đa dạng hóa trong sáng tạo đối với loại hình rối nước truyền thống

Trong khuôn khổ Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 4 -2019, vở "Mơ rồng" của đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng cho Nhà hát Múa rối Thăng Long đã tạo cú đột phá trong cấu trúc, rối nước pha trộn với nhiều loại hình sân khấu khác.

Nâng cao hồn Việt

Vở "Mơ rồng" do chính Lê Quý Dương viết kịch bản và đạo diễn với nỗ lực làm mới rối nước và làm mới chính mình mà bản thân anh và nhà hát chuyên diễn rối nước tròn 40 tuổi này muốn lột xác một cách hiệu quả. Lê Quý Dương đã mở rộng không gian để kể câu chuyện "Mơ rồng", khán giả thật sự mãn nhãn với cách bày biện của anh.

"Mơ rồng" kể lại giấc mơ của một nghệ sĩ tạo hình các nhân vật rối, trong một đêm làm việc say mê, đã ngủ thiếp đi giữa những nhân vật rối.

Vốn yêu rối nước truyền thống, người nghệ sĩ ấy yêu luôn cả không gian sáng tạo đầy kiêu hãnh của bộ môn nghệ thuật mà chỉ ở Việt Nam mới có. Trong giấc mơ, nghệ sĩ này đã thấy tễu và rồng, hai con rối được anh chăm chút nhất, thực hiện hành trình vòng quanh trái đất, tới châu Mỹ, châu Phi... Cả hai tìm cách giải quyết các vấn đề mà nhân loại đang đau đáu: biến đổi khí hậu, bắt cóc trẻ em, rác thải công nghiệp, bệnh tật đói nghèo, xung đột đại dương... Không gian của vở diễn không chỉ gói gọn trong bể nước, nơi xuất hiện các tích trò rối nước cổ vốn quen thuộc mà đã để mọi thứ phía sau buồng trò hiện diện cho người xem nhìn thấy. Khán phòng trở thành sàn diễn, chính khán giả cũng được tham gia diễn khi chuyền tay nhau để nhân vật rồng di chuyển khắp khán phòng. Tễu và rồng đã làm một cuộc bứt phá ngoạn mục, tung hứng sinh động quanh các chủ đề của vở diễn.

Mơ rồng- Giấc mơ múa rối của Lê Quý Dương - Ảnh 1.

Nghệ sĩ và các con rối trong vở “Mơ rồng” của Nhà hát Múa rối Thăng Long

Đạo diễn - NSND Trần Minh Ngọc nhận xét: "Vở diễn là sự biến đổi chính những sáng tạo vốn xưa cổ của rối nước truyền thống nhưng đó là nền tảng để sự biến hóa này nâng hồn Việt lên cao trong xu thế hội nhập. Tôi thích cái kết rất đẹp và ý nghĩa của "Mơ rồng", đó là lễ hội hòa bình, nơi tễu và rồng mời bạn bè từ khắp năm châu cùng vui hội quanh hồ Hoàn Kiếm".

700 triệu đồng và 15 ngày vật lộn

Tại cuộc hội thảo trong khuôn khổ liên hoan, vở "Mơ rồng" gây nhiều tranh cãi bởi những sáng tạo vượt ngoài khuôn khổ truyền thống của rối nước. Tuy nhiên, phần lớn ý kiến tại hội thảo đều khen ngợi khi biết rằng vở diễn chỉ được dàn dựng trong 15 ngày với kinh phí 700 triệu đồng. Bởi, nhà hát phải bảo đảm lịch diễn cố định phục vụ du khách, mỗi ngày các nghệ sĩ chỉ có thể dành 4 giờ để tập và cấu trúc không gian của nhà hát không được thay đổi, do yêu cầu diễn phục vụ mỗi ngày 4 suất. Chính vì thế, Lê Quý Dương và ê-kíp thực hiện buộc phải tính toán chính xác cấu trúc của vở để câu chuyện "Mơ rồng" không lệch ra ngoài những dự tính sáng tạo.

Đạo diễn Lê Quý Dương cho biết hướng đến khán giả quốc tế, mục tiêu tạo dựng vở diễn phục vụ du khách, nên ê-kíp đã đặt ra các tiêu chí thử nghiệm về không gian, kỹ thuật của diễn viên, âm nhạc, tạo hình và sự kết hợp rối nước, rối cạn. Khác với âm nhạc truyền thống dân gian quen thuộc, vở diễn đưa dòng âm nhạc và hiệu ứng âm thanh hiện đại của nhạc sĩ nổi tiếng người Úc Darin Verhagen vào. Đây là thử nghiệm làm nền tảng cho tiết tấu, tạo dựng không gian và khơi dậy nguồn cảm hứng cho diễn viên biểu diễn nhiều loại hình rối kết hợp như rối nước, rối dây, rối lốt và rối que.

"Với bản phối vừa cổ điển vừa hiện đại được kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây, trong 60 phút không có thoại, chỉ có âm nhạc và hình thể, thử nghiệm này đã xóa đi những rào cản về ngôn ngữ trong việc phục vụ du khách đa quốc gia" - đạo diễn Lê Quý Dương cho biết thêm.

Quả thật, các diễn viên của Nhà hát Múa rối Thăng Long đã có dịp thể hiện kỹ thuật điêu luyện và bằng tài năng của họ; phần hồn, phần xác của các chú rối ngộ nghĩnh đã tìm được sự đồng cảm của khán giả.

Ưu điểm của kịch bản chính là hướng nghệ thuật rối nước vươn ra khỏi những tích trò quen thuộc, liên tưởng đến những vấn đề của xã hội; nâng tầm câu chuyện qua những vấn đề quan tâm của thế giới hôm nay bằng hình thức kết hợp ngôn ngữ rối nước với các loại hình rối khác. Thành công của vở còn phải kể đến việc tạo hình các nhân vật, nói lên thông điệp về sự liên kết của các quốc gia hướng đến cuộc sống hòa bình, thân thiện.

"Mơ rồng" là một cuộc thử nghiệm đầy táo bạo nhưng mở ra cái nhìn mới mẻ về sân khấu truyền thống của Lê Quý Dương. 

Trải nghiệm, khai mở

"Mơ rồng" được trình diễn phục vụ du khách tại Nhà hát Múa rối Thăng Long từ ngày 20-10 vào các buổi sáng thứ bảy và sáng chủ nhật. Nhà hát Múa rối Thăng Long được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong việc cách tân nghệ thuật múa rối nước truyền thống. PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: "Vì là tác phẩm thử nghiệm nên những yếu tố mới chắc chắn sẽ phải tiếp tục tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện hơn. Đây là nỗ lực và mong muốn vượt lên, trải nghiệm, khai mở những con đường mới cho rối nước".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo