xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ sĩ Quốc Thảo: Không bỏ nghề dù khổ đến mấy

Thanh Hiệp thực hiện

Đạt được nhiều thành tựu trong nghề, 2 lần đoạt Giải Mai Vàng, dù đối mặt với khó khăn nhưng chưa bao giờ nghệ sĩ Quốc Thảo nản chí

Phóng viên: Là người có nhiều năm trong nghề, anh cho rằng cái khó nhất khi hoạt động nghệ thuật phải đương đầu với đại dịch là gì?

- Nghệ sĩ QUỐC THẢO: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn cầu, đặt ra nhiều bài toán khó với người làm nghệ thuật. Sân khấu và điện ảnh, truyền hình là các lĩnh vực tôi tham gia, theo nhận định thì phải mất nhiều thời gian mới khôi phục. Sau khi dịch bệnh ổn định, toàn dân được tiêm vắc-xin và vẫn tuân thủ các biện pháp phòng chống, vì những biến thể mới vẫn đe dọa đời sống cộng đồng, lúc đó mới dám nghĩ đến việc sàn diễn sáng đèn, rạp chiếu phim đông khách.

Nghệ sĩ Quốc Thảo: Không bỏ nghề dù khổ đến mấy - Ảnh 1.

Với từng bộ môn nghệ thuật, theo anh thì cần giải pháp nào?

- Có quá nhiều yêu cầu để nghệ sĩ của từng lĩnh vực phải thay đổi ý tưởng làm nghề. Đại dịch tác động dữ dội, gây xáo trộn nếu nghệ sĩ thiếu bản lĩnh, sẽ rất dễ thỏa hiệp với việc làm ẩu. Bây giờ phải phân tích phân khúc thị trường chứ không còn lối nghĩ cứ "cung" thì ắt sẽ có "cầu". Nội lực không mạnh, toàn tâm và tài năng sẽ vỡ trận ngay.

Những điều đó liệu có thể cải thiện được trong thời gian giãn cách?

- Có thể, khi mà đội ngũ tác giả, đạo diễn liên kết với đơn đặt hàng của nhà sản xuất để sáng tác kịch bản thật chắc. Khâu này quan trọng lắm.

Sau đại dịch, sân khấu có cần gia tăng tốc độ hay vẫn cứ chờ vào may rủi?

- Hiện nay, sân khấu cần nhiều tác phẩm lan tỏa được sức mạnh đoàn kết, chia sẻ. Nghệ sĩ Việt đang chung tay hưởng ứng tích cực việc chăm lo cho suất ăn của người vô gia cư. Hình ảnh đó rất đẹp. Sau đại dịch, tôi nghĩ rằng sân khấu sẽ gia tăng tốc độ để tạo thêm sức mạnh cho sự lan tỏa này. Trải qua bao khó nhọc, nghệ sĩ phải yêu người hơn, tử tế với nghề hơn.

Bản thân anh có bao giờ gặp khó khăn đến mức muốn bỏ nghề?

- Thời gian dài định cư bên Mỹ, vừa đi làm vừa học nghề, tôi cứ tự hỏi rồi mình sẽ áp dụng thế nào trước nhiều khó khăn của sân khấu nước nhà. Ở quốc gia tiên tiến, ngành nghệ thuật được hậu thuẫn rất lớn từ công nghệ tương ứng với thời đại, họ xây cả một nhà hát để chỉ phục vụ cho một vở diễn. Chính niềm tin trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu, truyền hình đã thôi thúc tôi không nản chí và dứt khoát không bỏ nghề dù khổ đến mấy.

Nghệ sĩ Quốc Thảo: Không bỏ nghề dù khổ đến mấy - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Quốc Thảo và NSND Hồng Vân tại lễ trao Giải Mai Vàng 2017. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Điều gì đã giúp anh trụ lại trong hoạt động nghệ thuật?

- Nhiều người gọi bí quyết đó là sự đam mê. Tôi thì thấy mình giống một gã si tình. Cứ chạy theo "người yêu" và chờ đón nhận.

Sau nhiều vất vả, anh đúc kết được điều gì cho nghề?

- Có 3 yếu tố khiến tôi mê mẩn đi tìm: yêu thật, kiến thức và nuôi nỗi ám ảnh. Khi đã làm nghề mà không bị khao khát ám ảnh thì khó vươn xa.

Từ diễn viên chuyển sang đạo diễn sân khấu, anh có những lợi thế và đối diện khó khăn nào?

- Diễn đã có kinh nghiệm nhưng làm đạo diễn cần cái nhìn tổng quát để tư duy. Khó khăn là phải cân bằng giữa công việc diễn viên và đạo diễn. Ngoài ra, không để "cái bóng" diễn viên đè nặng tư duy đạo diễn.

Nhiều người cho rằng tác phẩm thành công là phải chiến thắng ở "cuộc đua phòng vé". Quan điểm của anh thế nào?

- Sau đại dịch, tiêu chuẩn đó chưa chắc còn đúng. Phải xét về cái chuẩn mới khi khán giả còn dè dặt đến rạp và sản phẩm YouTube tràn ngập. Các dự án sân khấu vì thế phải thật hoàn hảo mới mong sáng đèn và sống được.

Theo anh, để tồn tại với nghề, các diễn viên, đạo diễn trẻ cần sở hữu những tố chất nào?

- Vẫn là sự kiên trì được nuôi dưỡng bằng tình yêu chân thành. Khó khăn càng lớn chính là nhiệt độ của ngọn lửa rèn giũa để các nghệ sĩ trẻ nhận diện được bản thân. Say mê nghề dù rất cần nhưng kỹ năng làm nghề cũng rất quan trọng. Đặc biệt phải biết ngoại ngữ để mở cánh cửa hội nhập. Hiện nay, có nhiều cuộc thi vận dụng "kỹ thuật số" và ngoại ngữ cho điện ảnh, sân khấu nhạc kịch nhưng rất ít người trẻ đang làm nghề đủ điều kiện gia nhập.

Trước đây, Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức giao lưu quốc tế với tác phẩm "Nỗi đau nhân loại" của tác giả Lê Duy Hạnh. Lúc đó tôi, Khánh Hoàng và Hồng Vân buộc phải học Anh ngữ cấp tốc. Nhờ vậy mà có động lực để học ngoại ngữ và áp dụng cho đến hôm nay. Khi lỗ hổng này chưa được khắc phục thì nghệ thuật của chúng ta chỉ quanh quẩn trong ao làng, không tiếp nhận được sự phản hồi từ các quốc gia có nền công nghiệp sân khấu, điện ảnh tiên tiến.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo