xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sách tranh - nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh

Trần Lê Hoa Tranh

Đối với sách tranh, phần lời và phần tranh minh họa đều quan trọng như nhau

Phụ huynh thường phàn nàn, ca cẩm rằng con em chúng ta gần đây hay đọc truyện tranh, mà đọc truyện tranh nhiều sẽ làm cách viết văn trở nên cộc lốc, thô lỗ, cụt ngủn, không lĩnh hội được cái hay của văn chương. Nhưng sách tranh thì khác.

Đa dạng, hấp dẫn và đầy cá tính

Thị trường sách Việt Nam gần đây bắt đầu làm quen với khái niệm sách tranh (picture book), khác với truyện tranh (comic) như kiểu "Conan", "Shin - Cậu bé bút chì"…; sách có tranh minh họa (illustrated book) như kiểu "Nhóc Nicolas"…

Sách tranh là nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh, dành cho cả người lớn và trẻ em nhưng đối tượng chủ yếu vẫn là trẻ em. Sách tranh thường được in khổ lớn, tranh chiếm phần lớn diện tích, mỗi trang sẽ có lời kể ngắn gọn độ dăm mười câu.

Thị trường sách tranh hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam, cuốn sách tranh khá ấn tượng mà tôi có được là cuốn "Lĩnh Nam chích quái" (Trần Thế Pháp) khá bề thế, vẽ đẹp, hấp dẫn… do NXB Kim Đồng xuất bản cách đây mấy năm, qua minh họa của Tạ Huy Long.

Sách tranh - nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh - Ảnh 1.

Đối với sách tranh, phần lời và phần tranh minh họa đều quan trọng như nhau. Giá thành cuốn sách khá đắt vì việc in ấn cho tranh đẹp, màu sắc là khá tốn kém. Vì thế, khi cô học trò cũ của tôi là Thủy Nguyên tặng cuốn sách tranh "Thiện và ác và cổ tích" (NXB Kim Đồng xuất bản tháng 12-2018), tôi thật sự bất ngờ!

Sách tranh - nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh - Ảnh 2.

Bìa và ruột cuốn sách “Thiện và ác và cổ tích”

Cuốn sách tranh của Thủy Nguyên "viết lại" hay nói đúng hơn là "kể lại" 16 câu chuyện rất quen thuộc với người Việt Nam: "Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ", "Sơn Tinh - Thủy Tinh", "Sự tích quả dưa hấu", "Sự tích trầu cau", "Trương Chi", "Tấm Cám", "Thạch Sanh", "Cây khế", "Hồn Trương Ba - da hàng thịt",… Mỗi truyện có một họa sĩ vẽ khác nhau tạo nên sự đa dạng và đầy cá tính cho cuốn sách. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra sự không nhất quán về nét vẽ của cả cuốn sách tranh này, tốt hay không tốt, cần độc giả - các bạn nhỏ - nhận xét nhưng ít nhất điều này chứng tỏ tác giả đã rất kỳ công.

Các câu truyện cổ tích phần lớn đều được kể ở ngôi thứ ba, thế nhưng trong tập sách tranh này, lại được kể ở ngôi thứ nhất. Mà không phải chỉ có một ngôi thứ nhất, câu chuyện nào cũng có 2 nhân vật cùng xưng "tôi" tạo cảm giác tác giả vận dụng kỹ thuật "đa giọng kể" thường thấy trong tự sự học. Cách để 2 nhân vật tự xưng "tôi" trong câu chuyện, dưới quan sát của tôi, là cách để khi phụ huynh kể chuyện cho con, có thể giúp bé tự "đóng vai" các nhân vật, lựa chọn nhân vật mà mình thú vị nhất để kể lại câu chuyện. Hình thức "đóng vai" (role play) này là một kỹ năng trong giáo dục hiện đại, giúp trẻ đứng ở nhiều cương vị để thấu hiểu người khác hơn, để tự phân biệt và tìm tòi các khái niệm đúng - sai, nên - không nên trong các câu chuyện giáo dục.

Bằng cái nhìn nhân văn, các câu chuyện cổ tích được giữ nguyên cốt truyện nhưng gia giảm tình tiết, cốt sao cho trẻ biết phân biệt thiện - ác, đúng - sai nhưng không trở nên sát phạt, tàn nhẫn, độc ác. Kết thúc của "Tấm Cám", "Sọ Dừa"… được giảm nhẹ hơn so với trong truyện cổ tích thường thấy là những ví dụ.

Những tác phẩm hội họa

Không thể không nói đến thành công của sách tranh còn là những bức tranh. Mỗi truyện được kể ngắn gọn trong 3 bức tranh. Nét vẽ của 16 họa sĩ là 16 phong cách khác nhau, dĩ nhiên có thể làm cho người đọc phân tâm nhưng điểm mạnh là trẻ sẽ quen với nhiều trường phái tranh vẽ khác nhau, điều này cũng hay trong việc giúp trẻ thưởng thức hội họa. Tôi không am hiểu về hội họa nhưng có thể thấy sự phong phú, đa dạng của tranh vẽ mỗi câu chuyện. Sự mềm mại, lả lướt của truyện "Sự tích trầu cau"; sự phá cách, gam màu tươi sáng trong truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh"; gam màu nâu tối trong truyện "Lạc Long Quân - Âu Cơ"; bố cục u ám trong truyện "Mỵ Châu - Trọng Thủy"… có lẽ đều là ý đồ của họa sĩ. Mười sáu họa sĩ đều rất trẻ, khoảng 30 tuổi, từ nhiều nơi, có bạn đang làm việc ở nước ngoài, có bạn làm trong nước. Phần cuối của cuốn sách là lời tự bạch dễ thương của các tác giả - họa sĩ mà tôi nghĩ các em cũng sẽ rất thích, ví dụ như: "là ba của bốn con mèo", "thích vẽ, chơi game, nặn đất sét, trồng cây"… Cuốn sách còn kỳ công dịch tóm tắt 16 truyện cổ tích sang tiếng Anh.

Tôi ước ao con mình bé lại, để mỗi ngày mẹ con cùng đọc một truyện, xem từng tranh và nhận xét. Nói như vậy để thấy rằng đây thực sự là cuốn sách tranh đáng yêu cần thiết cho các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo