xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vĩnh biệt "cây đa" văn học Trần Kim Trắc

Thùy Trang

(NLĐO)- Thông tin từ vợ nhà văn Trần Kim Trắc, ông đã ra đi vào ngày 17-11-2018 tại nhà riêng.

Vĩnh biệt cây đa văn học Trần Kim Trắc - Ảnh 1.

Vĩnh biệt nhà văn Trần Kim Trắc

Cháu ngoại nhà văn Trần Kim Trắc có tiệc cưới vào ngày 18-11-2018 nên khi ông qua đời, mọi kế hoạch đã không thể thay đổi kịp. Vợ cố nhà văn chia sẻ: "Chúng tôi quá bất ngờ vì ông nhà ra đi đột ngột quá. Chúng tôi cũng không thể thay đổi được kế hoạch đám cưới của cháu ngoại vì mọi thứ đã vào phút cuối. Chúng tôi xin làm lễ xả tang sớm để đám cưới cháu được tiến hành". Đến lúc này, khi thông tin về việc ra đi của nhà văn, gia đình có nguyện vọng "thông tin ngắn gọn là đủ rồi", vợ cố nhà văn chia sẻ.

Nhà văn Trần Kim Trắc được hỏa táng sau đó. Theo gia đình, thông tin nhà văn Trần Kim Trắc qua đời cũng đã được đưa đến Hội Nhà văn TP HCM sau 4, 5 ngày ông qua đời để thông tin đến mọi người. Đến nay, sau gần 1 tháng nhà văn qua đời, truyền thông tiếp tục thông tin khiến gia đình có chút ái ngại và suy nghĩ việc có nên tiếp tục đưa thông tin này đến công chúng hay không? Trong khi đó, thông tin từ Hội Nhà văn TP HCM cho biết việc thông tin nhà văn Trần Kim Trắc qua đời  không được thông báo rộng rãi vì di nguyện của ông là không muốn thông tin ồn ào. Hội tôn trọng di nguyện của nhà văn dù ông là nhà văn lớn và mọi thông tin liên quan đến ông cần được thông báo rộng rãi hơn và sớm hơn.

Vĩnh biệt cây đa văn học Trần Kim Trắc - Ảnh 2.

Ông có nhiều tác phẩm được yêu mến

Nhà văn Trần Kim Trắc  sinh ngày 14 - 6 - 1929 tại xã Lương Hòa Lạc (huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho - nay là tỉnh Tiền Giang). Ông còn có bút danh NT và Trần Kim. Tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, trong đội trừ gian, bị giặc bắt. Ra tù, vào bộ đội phục vụ trong tiểu đoàn 307.  Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại Phòng Văn nghệ Quân đội. Sau đó ông làm đủ nghề để kiếm sống như: thợ sơn tràng (khai thác gỗ), phu bốc vác, làm ruộng, chế biến thực phẩm và cuối cùng là nuôi ong lấy mật. Những tác phẩm của ông rất được yêu thích gồm "Cái lu" (truyện ngắn, 1954), "Cái bót" (truyện ngắn in chung, 1989), "Con cá bặt tăm" (truyện ngắn, in chung, 1990), "Ông Thiềm Thừ" (truyện ngắn, 1994), "Hoàng đế ướt long bào" (tiểu thuyết, 1996), "Học trò già" (truyện ngắn, 1997), "Trăng đẹp mình trăng" (truyện ngắn, 1997), "Con trai ông tướng" (truyện ngắn, 1998), "Chuyện nàng Mimô" (truyện ngắn, 1999). 

Ông từng đoạt nhiều giải thưởng gồm, Giải nhì cuộc thi viết truyện ngắn chủ đề, Giải thưởng Hội Nhà văn 1945 - 1954 với truyện ngắn "Cái lu". Tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn 1995 với tập "Ông Thiềm Thừ" (Giải thưởng Hội Nhà văn 1995).

Trước đó, NXB Trẻ đã mua tác quyền 19 tác phẩm của ông, đa số là tập truyện ngắn để xuất bản. Gia đình nhà văn sẽ tiếp tục hưởng nhuận bút các tác phẩm của ông do NXB Trẻ xuất bản sau khi ông qua đời.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo