VnMoney
12/01/2018 10:30

Những thương vụ thâu tóm "khủng" của khối ngoại tại Việt Nam

Năm vừa qua đánh dấu kỷ lục mới về dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam thông qua những thương vụ tỷ đô mua cổ phần và thâu tóm doanh nghiệp.

Năm 2017, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại, trong đó nổi bật nhất với kênh đầu tư góp vốn doanh nghiệp và hoạt động M&A. Giá trị M&A của Việt Nam đạt kỷ lục 10,16 tỷ USD với hơn 20 giao dịch lớn trên 100 triệu USD.

Cơ hội cho đầu tư góp vốn và M&A tại Việt Nam một phần đến từ hoạt động thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, một quá trình đang được đẩy nhanh trong 1 năm trở lại đây.

Những thương vụ tỷ đô tại Việt Nam đều có sự hiện diện của những tập đoàn nước ngoài lớn tham gia vào các đợt bán vốn của các doanh nghiệp lớn. 5 thương vụ tiêu biểu nhất có thể kể tới gồm JC&C- Vinamilk, ThaiBev-Sabeco, Shinhan-ANZ, CJ-Gemadept và FPT – Synex.

JC&C gom 10% vốn Vinamilk

Năm 2017, tại CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM, Vinamilk), SCIC tiếp tục triển khai thoái 3,33% vốn.

Và Platium Victory Pte. Ltd, quỹ đầu tư thuộc sở hữu 100% của Jardine Cycle & Carriage - đơn vị thành viên của Tập đoàn châu Á khổng lồ Jardine Matheson đã bỏ ra gần 9.000 tỷ đồng để mua lượng cổ phần trên.

Ngay sau đó, tập đoàn này cũng liên tục mua vào cổ phiếu Vinamilk ngoài thị trường và nâng sở hữu lên 10% vốn, trở thành cổ đông ngoại lớn thứ 2 tại Vinamilk sau Fraser &Neave (nắm 18,7% vốn) tạo thế đối trọng trong cuộc đua danh quyền kiểm soát doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam.

Vinamilk là một doanh nghiệp hấp dẫn không chỉ vì giá cả, tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng quản lý và quản trị doanh nghiệp mà còn nhờ tiềm năng thị trường. Theo đánh giá của Mark Mobius, tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ là 16 lít/năm thấp hơn rất nhiều so với mức 100 lít ở Mỹ và 30 lít ở Trung Quốc.

Những thương vụ thâu tóm khủng của khối ngoại tại Việt Nam - Ảnh 1.

ThaiBev chi 4,9 tỷ USD mua hơn 53% vốn Sabeco

Trong đợt thoái vốn của Bộ Công Thương tại Sabeco, ThaiBev- công ty của ông trùm Charoen Sirivadhanabhakdi, thông qua Vietnam Beverage đã mua 343,6 triệu cp Sabeco với giá 320.000 đồng/cp. Tổng số tiền Thaibev bỏ ra để có hơn 53% vốn của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam khoangr4,89 tỷ USD.

ThaiBev cũng là đơn vị sở hữu Fraser &Neave qua đó gián tiếp nắm 18,7% vốn Vinamilk. Việc thâu tóm Sabeco giúp công ty của tỷ phú Thái phát triển thị trường Việt Nam thông qua hệ thống bán lẻ và kênh phân phối chiếm giữ 40% thị phần.

Bên cạnh Thaibev, một cổ đông cá nhân, Ngô Vinh Hiển, đã tham gia đăng ký mua 20.000 cp SAB với giá 320.500 đồng/cp. Tuy nhiên, cá nhân này sau đó đã bỏ cọc và không tham gia nộp tiền mua cổ phần SAB.

Sau khi bán, sở hữu nhà nước ở Sabeco đã giảm xuống còn 36%.

Những thương vụ thâu tóm khủng của khối ngoại tại Việt Nam - Ảnh 2.

CJ chi 85 triệu USD mua công ty con của Gemadept

Tập đoàn CJ của Hàn Quốc tuyên bố sẽ giải ngân 500 triệu USD đầu tư vào Việt Nam trong năm 2017, nhằm đầu tư vào 2 doanh nghiệp thuộc Gemadept, doanh nghiệp logistic lớn nhất Việt Nam.

Tập đoàn này đã mua 50,9% cổ phần của Gemadept Logistics Holding và Gemadept Shipping Holding với tổng trị giá 85 triệu USD.

CJ không phải là người duy nhất theo đuổi thương vụ này, vì Taekwang Industrial đã ký thỏa thuận sơ bộ để mua lại cổ phần của Gemadept sở hữu bởi Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, thỏa thuận đã không thành công do không phù hợp về giá cả.

Với việc mua lại 2 công ty con trong lĩnh vực logistic, CJ đã bổ sung một ngành mới trong bản đồ M&A của tập đoàn, bên cạnh ngành chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc và giải trí.

Những thương vụ thâu tóm khủng của khối ngoại tại Việt Nam - Ảnh 3.

Synnex mua 49% vốn FPT Trading

FPT đã tiến hành bán cổ phần tại FPT Trading trong lộ trình tái cấu trúc công ty nhằm tập trung phát triển mảng kinh doanh cốt lõi.

Năm 2017, FPT đã bán 49% vốn FPT Trading cho Tập đoàn công nghệ Đài Loan Synnex với giá 38 triệu USD.

Cùng với việc bán vốn FPT Trading, FPT cũng đã bán 35% cổ phần của FPT Digital Retail cho các nhà đầu tư ngoại như VinaCapital và Dragon Capital- đơn vị hiện nắm khoảng 30% vốn.

Giá trị của thương vụ không được tiết lộ, tuy nhiên VinaCapital cho biết họ đã đầu tư 11 triệu USD.

Kế hoạch rút khỏi FPT Trading và FPT Digital Retail đã được khởi động từ năm 2015, FPT cho biết số tiền thu từ việc thoái vốn sẽ được sử dụng đầu tư vào lĩnh vực viễn thông.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện sở hữu hơn 50% vốn của FPT Telecom. FPT cho biết, công ty sẽ nâng sở hữu tại FPT Telecom để kiểm soát sau khi Chính phủ thoái vốn.

Những thương vụ thâu tóm khủng của khối ngoại tại Việt Nam - Ảnh 4.

Ngân hàng Shinhan mua lại toàn bộ hệ thống bán lẻ của ANZ

Dù không phải là doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên thương vụ chuyển giao hệ thống giữa ANZ và Shinhan cũng là thương vụ nổi bật trong năm qua.

Tháng 4/2017, ANZ công bố bán chuỗi hệ thống bán lẻ tại Việt Nam cho ngân hàng Shinhan của Hàn Quốc. Thương vụ bao gồm tất cả tám chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Giá trị của thương vụ không được tiết lộ, nhưng ANZ cho biết bộ phận bán lẻ đang có khối tài sản cho vay trị giá 320 triệu USD và khoản tiền gửi chuẩn A khoảng 800 triệu USD.

Cũng trong năm 2017, ngân hàng Commonwealth Bank của Australia đã bán chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh cho VIB...

Theo Lệ Hải ((NDH)

Viết bình luận

HDBank nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” từ Citibank

HDBank nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” từ Citibank

Ngân hàng 17:41

Ngày 26-3-2024, HDBank vinh dự nhận “Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2023” (Straight Through Processing – STP) do Citibank trao tặng.

Hạ tầng giao thông Đèo Cả lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024

Hạ tầng giao thông Đèo Cả lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024

Sản xuất - Kinh doanh 17:40

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty xây dựng năm 2024, trong đó, Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV) lọt vào danh sách Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng – công nghiệp năm 2024.

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Sáng 28-3-2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng ký kết thoả thuận hợp tác về tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

Doanh nghiệp 20:00

Sáng 28-3-2024, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV và ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Thương mại Quốc tế và Xuất khẩu Canada – bà Mary Ng.

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nghiệp 17:36

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực tế này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Bất động sản 15:48

Từ trước đến nay, và kể cả trong tương lai, thế giới chưa bao giờ phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của những đô thị biển.