xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nước ngầm cũng “lâm trọng bệnh”

TRUNG THẮNG – HỒNG HIỆP

Trong khi nguồn nước mặt ở kênh rạch, sông, suối... đang bị khai tử thì tình trạng nước ngầm trên địa bàn TPHCM cũng “lâm trọng bệnh” bởi sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng do kiểu khai thác “vắt chanh bỏ vỏ”.

Mặt đất thủng như tổ ong

Hiện con số được Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) thống kê về giếng khoan thấp xa số lượng người dân sử dụng nhiều lần. Đây là lý do khiến 4 năm qua mực nước ngầm sụt giảm một cách nghiêm trọng, thậm chí tại nhiều khu vực mực nước ngầm giảm đến 7 m. Không chỉ ở nội thành, tại vùng ven cũng gian nan khi tìm nguồn nước. Ngày 3-4, có mặt tại ấp Bàu Tre, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều nhóm thợ khoan giếng sâu đến 20 m nhưng vẫn không có nước. Chị Nguyễn Thị Thúy, người dân địa phương, cho biết: “Trước đây đào giếng chỉ 5 - 6 m là đã có nước, giờ phải khoan sâu hơn 30 m mới có nước sạch để xài”. Đáng sợ hơn, tại khu vực phía Nam Sài Gòn, do có nhiều công trình san lấp xây dựng lớn và mức độ khai thác nước ngầm cao, làm cho mực nước có nơi tụt giảm xuống đến gần 30 m so với mặt đất và như thế nguy cơ lún sụt mặt đất là điều không tránh khỏi.

Nắng cạn, mưa đục ngầu...

Đó là miêu tả của nhiều hộ dân quận Gò Vấp, 8, 12, huyện Bình Chánh... nói về chất lượng của nguồn nước giếng khoan. Trong quá trình ghi nhận thực tế nơi người dân sử dụng nước giếng, chúng tôi thực sự lo ngại về chất lượng nguồn nước. Tại phường 7 (quận 8) nơi có hàng trăm giếng khoan, các hộ gia đình mỗi ngày dùng hàng ngàn mét khối nước nhưng khi đưa mẫu nước thô chưa qua xử lý được kiểm nghiệm thì hàm lượng sắt và SiO2 rất cao... Tại phường 15 và 17 (quận Gò Vấp), người dân cũng phải sử dụng nguồn nước giếng là chủ yếu. Theo người dân chỉ cần từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng là có nguồn nước sử dụng. Nhưng mặt khác, do việc khai thác không đúng quy cách cũng như nguồn nước ngầm không tốt nên chất lượng nước không đạt chuẩn. Cẩn trọng trong sử dụng, một số hộ dân đã tự lấy mẫu nước đem đi kiểm nghiệm. Dù Viện Pasteur TP kết luận nguồn nước không thể sử dụng được cho ăn uống nếu không qua xử lý vì có những hóa chất không thể bài tiết khỏi cơ thể, sử dụng lâu ngày có thể bị ung thư... nhưng người dân vì nhu cầu sử dụng nước vẫn phải dùng liều.

Nước ngầm, mạnh ai nấy... hút

Do TP chưa có những quy định nghiêm ngặt về khai thác nước ngầm, tình trạng khoan giếng trái phép xảy ra tràn lan. Cụ thể, trong khối lượng nước khai thác mỗi ngày trên 387.000 m3 (tạm gọi là có giấy phép) còn lại hơn 142.000 m3 đang nằm ngoài tầm phủ

Trên địa bàn TPHCM, có khoảng 86.000 giếng khoan các loại với công suất khai thác nước ngầm trên 530.000 m3/ngày. Trong đó có 80.000 giếng khoan hộ gia đình và gần 6.000 giếng khoan công nghiệp.

(Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM)

sóng của cơ quan quản lý. Chỉ tính riêng địa bàn quận 12 đã có đến 700 doanh nghiệp khoan giếng dùng cho sản xuất, kinh doanh. Một cán bộ của Sở TN-MT cho biết, hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn TP đều sử dụng nguồn nước ngầm khai thác tại chỗ.

Chính vì xem nguồn nước ngầm là của “chùa” (không phải trả tiền) nên các đơn vị sản xuất mặc sức khoan giếng rồi dùng các máy bơm công suất lớn để hút thật nhiều nước. Một thực tế khác là việc sau khi khai thác cạn kiệt, các đơn vị sản xuất cũng như hộ dân thường bỏ phế miệng giếng hoặc trám trét rất sơ sài dẫn đến nước bẩn thấm ngược vào nguồn nước ngầm gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. “Số lượng giếng khoan bị bỏ phế kiểu này có thể lên đến hàng ngàn, trong khi số doanh nghiệp thực hiện đúng việc trám lấp chỉ đếm trên đầu ngón tay, do vậy chúng tôi chỉ biết trông vào thiện chí của doanh nghiệp”, một cán bộ TN-MT nói.

Mẫu thử chưa phản ánh thực trạng

Năm 2005, với kết quả quan trắc mẫu nước ngầm, Chi cục Bảo vệ môi trường TP đã cảnh báo về tình trạng ở một số khu vực có tỉ lệ nhiễm sắt cao gấp từ 10 - 17 lần so với tiêu chuẩn. Chưa hết, các trạm quan trắc ở khu vực Gò Cát (Hóc Môn), Linh Trung (Thủ Đức) và quận 12 còn có kết quả hàm lượng coliform quá cao. Ông Nguyễn Đinh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP (Sở TN-MT), cho biết từ kết quả quan trắc trong năm 2005 cho thấy chất lượng nước ngầm ở một số khu vực vùng ven đã bị nhiễm hữu cơ, hàm lượng sắt và nhiễm mặn cao. Bên cạnh đó, do tình trạng khai thác nhiều nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt, sản xuất cũng làm cho mực nước tĩnh có xu hướng giảm xuống.

Đánh giá về chất lượng nguồn nước ngầm, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, cho biết: Hiện toàn TP có 10 trạm quan trắc với 28 giếng khoan để lấy mẫu nước ngầm. Song do các trạm nằm xa các khu dân cư nên mẫu thử vẫn chưa thể phản ánh chính xác chất lượng nguồn nước ngầm đang bị suy giảm bởi sự khai thác không khoa học gây tác động xấu đến môi trường. “Muốn xác định chất lượng nước ngầm, cần phải lấy mẫu tại các giếng khoan trong dân...” - ông Chiến nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo