xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sản phẩm thương hiệu TP HCM, bao giờ?

Bài và ảnh: Thanh Nhân

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP HCM, vài năm trở lại đây, TP đầu tư khá nhiều cho 4 ngành công nghiệp chủ lực là cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa chất - nhựa - cao su và điện tử - công nghệ thông tin.

Mặc cho nhiều nỗ lực từ chính quyền và doanh nghiệp (DN), 4 ngành công nghiệp chủ lực TP HCM vẫn phát triển èo uột và vướng nhiều lực cản, đến nay vẫn chưa hình thành được sản phẩm chủ lực mang thương hiệu riêng cho TP.

Đơn cử như ngành cơ khí, tuy được xác định là ngành chủ lực nhưng từ nhiều năm nay, các DN cơ khí chịu nhiều bất công về thuế, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và mất khá nhiều nhân công tay nghề giỏi về tay DN nước ngoài, chưa kể những trở ngại từ giá thuê mặt bằng, nguyên liệu sản xuất phụ thuộc nguồn cung nước ngoài… Có thời gian, gần như trong bất cứ cuộc họp nào được tham gia, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội DN Cơ khí Điện TP HCM, đều nhắc đi nhắc lại những khó khăn này và kiến nghị trung ương, TP hỗ trợ DN cơ khí tăng năng lực cạnh tranh.

Thực trạng của ngành cơ khí một phần phản ánh bức tranh chung của 4 ngành công nghiệp chủ lực: 3/4 ngành có mức tăng trưởng chưa bằng 1/2 tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp; chỉ có ngành điện tử - công nghệ thông tin phát triển mạnh (tăng 39,11%) nhưng tỉ trọng rất thấp, đạt 4,4% giá trị ngành công nghiệp TP. Đến nay, trong số hơn 10.200 DN hoạt động trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu, phần lớn là DN nhỏ và vừa, DN lớn với điều kiện trên 100 tỉ đồng trở lên chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.

Sản phẩm thương hiệu TP HCM, bao giờ? - Ảnh 1.

Bên trong xưởng sản xuất của Công ty CP Cơ khí Điện tử Phú Thọ Hòa

Mặc dù TP HCM có nhiều chương trình hỗ trợ vốn nhưng số DN trong 4 nhóm ngành này tiếp cận được vốn vay còn rất khiêm tốn. DN nhỏ vốn ít, thiếu kinh nghiệm, quản trị sản xuất, chiến lược kinh doanh chưa bài bản từ khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu đến khâu hậu mãi,… nên khó cạnh tranh ngay cả trên sân nhà.

Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển DN thuộc Sở Công Thương được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ các DN phát triển, tạo sân chơi cho các DN trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và kết nối DN trong và ngoài nước để liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ… nhưng đến nay, trung tâm này vẫn chưa làm tốt vai trò kết nối để hỗ trợ DN tích cực, hiệu quả như mong muốn.

Vì vậy, theo các DN, 4 ngành công nghiệp chủ lực rất cần cơ chế hỗ trợ của chính quyền TP. Mới đây, trao đổi với các DN và chuyên gia kinh tế về vấn đề phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh cho TP, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng nêu rõ TP cần tiếp tục hỗ trợ vốn, chính sách, đất đai đồng thời giúp DN nâng cao tính liên kết trong sản xuất, nắm bắt được công nghệ sản xuất linh kiện, phụ tùng công nghệ kỹ thuật cao.

Song song đó, kết nối cho DN tăng cường xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ; kết nối với DN nước ngoài; loại bỏ những thủ tục không cần thiết, phát sinh chi phí không chính thức, giảm chi phí tối đa... Nếu những chính sách này được thực thi đúng và đủ, hơn 10.200 DN công nghiệp chủ lực sẽ được tiếp sức để lớn mạnh, vươn xa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo