Bài học công bằng

ngoccuc
19/08/2013 07:00 GMT+7

Như nhiều đứa trẻ khác, tôi lớn lên với những năm tháng tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm học trò.

Tôi còn nhớ như in ngày kết thúc năm học mẫu giáo “bé” (khi đó tôi sắp lên năm, và các lớp mẫu giáo được phân thành mẫu giáo “bé” và mẫu giáo “lớn”), tôi không được gọi lên nhận phần thưởng như một số bạn (sau này tôi mới biết phần thưởng là do phụ huynh gửi nhà trường tặng lại cho con cái họ vì nhà trường vào những năm tháng khó khăn cũng không có kinh phí thưởng, mà Ba Má tôi lo cái ăn cho đội tàu há mồm đã quá sức rồi, lấy đâu phần thưởng cho tôi khi ấy).
 
Trên đường từ trường về nhà, tôi nắm tay Má xin cho tôi được vào học lớp Một. Tôi đinh ninh rằng vào lớp Một, tôi nhất định sẽ học giỏi, sẽ được nhận phần thưởng cuối năm như anh tôi. Phần vì có lẽ thấy tôi quá háo hức được cắp sách đến trường, phần vì anh tôi học trước tuổi và đều được chấp nhận lên lớp trên nên Ba Má cũng  xin cho tôi vào học lớp Một “gửi”. Gọi là lớp Một “gửi” vì tôi chưa đủ tuổi học chính thức và thời điểm ấy cũng được nhà trường chấp thuận. Tuy nhiên, cũng nói thêm rằng, hết năm học lớp Một “gửi” đó, mặc dù tôi được cô giáo đánh giá “được lên lớp Hai” nhưng nhà trường không đồng ý vì vi phạm độ tuổi. Thế là tôi phải ngồi lại lớp Một một năm nữa. Vì lẽ đó mà tôi bị đám bạn cùng lớp trêu chọc là “đồ lưu ban” suốt một thời gian.
 
Cô giáo lớp Một của tôi là cô Phan Thị Kim Hạnh, một người bạn của cô út tôi. Cô là người gieo cho tôi những con chữ đầu tiên và cả các bài học làm người. Hơn ba mươi năm qua, ký ức của tuổi lên năm có nhiều đoạn đã xóa nhòa, nhưng câu chuyện ngày hôm ấy tôi không bao giờ quên được. Những ngày giáp Tết năm 1983, gia đình tôi nhận được hung tin từ quân trường, anh trai tôi ra đi mãi mãi trong một đợt luyện binh. Tôi khi ấy không hiểu “chết” là gì, chỉ thấy người thân, hàng xóm đến nhà tôi rất đông. Mọi người tất bật chuẩn bị tang lễ. Nỗi đau quá lớn làm Má tôi như điên dại, tôi được người chị họ dẫn về nhà, cho ăn uống và vẫn đến lớp. Ngày đưa tang, tôi được nghỉ học và theo gia đình ra nghĩa trang. Không ai nhớ để đến trường xin phép Cô nên hôm đó tôi đã nghỉ học không phép.
 
Hôm sau, Cô gọi tôi lên bục giảng (cùng với vài bạn phạm lỗi khác), hỏi lý do vắng học, tôi ấp úng, mắt rơm rớm “Nhà con có đám ma… anh con”. Cô im lặng một lát, nhưng hậu quả là tôi vẫn bị một roi vào mông để nhớ lần sau tuân thủ nội quy nhà trường, nghỉ học vì lý do gì cũng phải có giấy phép của phụ huynh, cho dù là “học sinh không chính thức”. Tôi bậm môi cố không khóc mà nước mắt cứ trào ra, không phải vì roi đau mà thấy mình bị phạt oan.
 
Sau buổi học ấy, Cô bảo tôi đợi và chở tôi về nhà. Cô gồng lưng đạp qua các con dốc trên chiếc xe mi-ni nhỏ bé, đưa tôi đến trước nhà, khẽ nắm tay tôi lúc tôi chào Cô để vào nhà. Một cảm giác ấm áp lan tỏa và nỗi hờn giận khi nãy tan biến mất. Có lẽ Cô không dùng lời nói vì nghĩ một cô bé năm tuổi không thể hiểu hết được những điều Cô muốn nói. Nhưng lạ thay, tôi đủ nhạy cảm hiểu ra rằng đòn roi hôm nay là sự phân xử công bằng cho tôi và các bạn khác trong hoàn cảnh như vậy. Bài học công bằng ấy cứ mãi theo tôi, và tôi nghiệm ra rằng đó là gạch nối đầu tiên của việc tôi đeo đuổi nghề luật suốt bao năm qua.
Cảm ơn Cô đã cho con bài học làm người, dù đơn giản nhất!

Đọc thêm

Xem theo ngày
Cuộc thi "Kỷ niệm học trò": Sống lại những hồi ức giàu xúc cảm

Cuộc thi "Kỷ niệm học trò": Sống lại những hồi ức giàu xúc cảm

Cuộc thi "Kỷ niệm học trò": Sống lại những hồi ức giàu xúc cảm 21:48

Sáng 13-10, Báo Người Lao Động đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Kỷ niệm học trò”

Hãy để những dòng sông chảy tự nhiên

Hãy để những dòng sông chảy tự nhiên

Hãy để những dòng sông chảy tự nhiên 07:00

Kính tặng thầy Tĩnh, trường THPT Hàm Tân (Niên khóa 2003-2004)

Ngày xưa, thầy mình cũng mít ướt dữ hén!

Ngày xưa, thầy mình cũng mít ướt dữ hén!

Ngày xưa, thầy mình cũng mít ướt dữ hén! 07:00

Năm học 1982 - 1983, vào học lớp 7 được hơn một tháng, tôi được cô Lan - TPT Đội của trường xin phép ba mẹ và cô chủ nhiệm lớp cho tôi đi tập huấn khoảng một tuần lễ ở huyện đoàn Cần Đước về việc báo cáo điển hình phong trào Đội của Liên đội trường PTCS Long Khê nơi tôi đang theo học lúc bấy giờ nhân Đại cháu ngoan Bác Hồ của huyện Cần Đước.

Lưu bút ngày xanh

Lưu bút ngày xanh

Lưu bút ngày xanh 07:00

Lời ngỏ quyển LƯU BÚT NGÀY XANH của 50 năm trước, giờ đọc lại cảm thấy sao mà ướt át, ủy mị, mất hồn nhiên quá vậy! Trách gì; vì đó là thời của thế hệ học trò chân đất, đèn chong, xa xưa…

Nén hương thầm

Nén hương thầm

Nén hương thầm 07:00

Suy nghĩ gì mà ngồi trầm tư vậy cậu bé? Và hơi ấm như truyền vào bờ vai lan tỏa khắp người, tôi giật mình ngẩng lên. Cô giáo tôi đứng đó từ bao giờ. Hình như gương mặt đầy tâm trạng của tôi đã được cô nhìn thấy, cô lặng lẽ ngồi xuống phần ghế còn lại bên cạnh tôi rồi nhẹ nhàng nói nhỏ: Chuyện gì cũng có cách để vượt qua, nếu em không ngại, cô trò mình có thể trải lòng với nhau nhé!

Nấc thang cuộc đời

Nấc thang cuộc đời

Nấc thang cuộc đời 07:00

Đối với tôi, cuộc đời là những nấc thang. Hàng ngày, tôi đang cố gắng leo lên những nấc thang đó cho dù có khó khăn và chông gai đến mấy. Đã qua rồi những năm tháng bình yên, không lo toan cơm áo gạo tiền, đã qua rồi những tháng ngày cắp sách đến trường nô đùa cùng bạn bè thân yêu.

Chờ kỉ niệm theo kịp rồi hãy đi!

Chờ kỉ niệm theo kịp rồi hãy đi!

Chờ kỉ niệm theo kịp rồi hãy đi! 07:00

Ngày xưa tôi vẫn nghĩ khoảnh khắc đẹp nhất đối với mỗi người là khi ta lớn lên và có tự do, rằng trường học nơi tôi đang đứng chỉ là điểm dừng chân tạm thời trong chuyến hành trình đầy bí ẩn của cuộc đời. Những cái tôi cần đang chờ ở trạm kế tiếp.

Phép “thử” của cô giáo chủ nhiệm

Phép “thử” của cô giáo chủ nhiệm

Phép “thử” của cô giáo chủ nhiệm 07:00

Tôi nhớ hồi còn học lớp Nhất 8 (bây giờ là lớp 5) trường Nữ tiểu học Phan Văn Trị(*) do cô Cao Thị Lài làm chủ nhiệm. Tháng đầu niên khóa, trong lớp có nhiều bạn bị mất vặt, tôi biết thủ phạm nhưng không bắt quả tang nên giờ chơi lên nói với cô giáo chủ nhiệm, cô đã chỉ cho tôi một cách.

Bạn chắp cánh cho tôi

Bạn chắp cánh cho tôi 07:00

Ba năm kể từ ngày tôi rời mái trường THPT lên thành phố trọ học so với đời người không dài nhưng cũng đủ làm tôi chạnh lòng mỗi lần nhớ về.

Kỷ niệm đáng nhớ

Kỷ niệm đáng nhớ

Kỷ niệm đáng nhớ 16:30

Người bạn thật sự là người biết khích lệ động viên khi bạn vươn lên, biết mừng vui khi bạn hạnh phúc, biết bật khóc, sẻ chia khi bạn đau buồn, biết tìm đến khi bạn cô đơn. Người bạn thật sự là người mà dù bạn không gặp vẫn cảm thấy ấm lòng mỗi khi nghĩ đến… Thật là may mắn nếu ai đó có được một người bạn như vậy!

Xem thêm