Thầy giáo thư sinh

ngoccuc
23/12/2012 07:00 GMT+7

Hơn ba mươi năm chưa có dịp về thăm lại Trường cấp ba Đức Thọ, Hà Tĩnh – nơi đã để lại tôi bao kỷ niệm vui buồn của thời áo trắng. Hơn bốn mươi năm, bọn học sinh chúng tôi đã mang hình bóng thầy giáo Quốc Anh đi khắp mọi miền đất nước, kể cả trong những tháng năm chiến đấu ác liệt nhất.

Những năm 1967 – 1968, giặc Mỹ dùng máy bay bắn phá Khu Bốn ác liệt lắm. Trường cấp 3 Đức Thọ sơ tán về xã Đức Lạc quê tôi. Năm ấy tôi cũng bước vào lớp 8 của trường. Gọi là trường nhưng mỗi lớp là một chiếc lán lợp lá cọ úp lên một chiếc hầm rộng, xung quanh đắp lũy đất dày và cao chạm mái tranh. Trong cái hầm lờ nhờ ánh sáng ấy, bọn học sinh lúc nào cũng say sưa, vui nhộn. Tiếng hát rộn ràng lúc nào cũng vút lên mặc cho máy bay giặc gầm rú trên trời.
 
Lớp 8C của chúng tôi do thầy Lê Quốc Anh chủ nhiệm. Quê thầy ở Hà Nội. Thầy to cao, đẹp trai và còn rất trẻ, lại hát hay. Sinh ra và lớn lên trên đất Tràng An nên từ ăn mặc cho đến cử chỉ, nói năng của thầy lúc nào cũng toát lên vẻ thanh lịch, thư sinh. Thầy rất nghiêm khắc với học sinh chúng tôi. Thấy đứa nào tóc tai bù xù thầy bắt phải đi cắt ngay. Đứa nào mặc áo, mặc quần có miếng rách thầy nhắc về nhờ mẹ vá lại cho lành lặn... 
 

Gần hết một học kỳ, thấy học sinh có ý né tránh mình, thầy tranh thủ những lúc rảnh rỗi để tiếp xúc, gần gũi với học sinh, tìm hiểu tâm tư và hoàn cảnh gia đình của mỗi đứa. Từ đó, thầy dạy cho chúng tôi nhiều bài hát mới và nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Thầy bảo: “Chúng ta hãy hát thật nhiều, hát thật hay cho át tiếng bom đạn của quân thù”.  
 
Hôm ấy, một ngày nắng đẹp. Đội văn nghệ Trường cấp 3 Đức Thọ do thầy Quốc Anh dẫn đầu đến thăm bộ đội pháo cao xạ bảo vệ phà Linh cảm trên quốc lộ 8. Đội mang theo hoa tươi và rất nhiều chanh quả để tặng bộ đội. Thầy cùng chúng tôi đến từng mâm pháo hát, ngâm thơ tặng bộ đội. Cả trận địa pháo vui như vừa bắn rơi máy bay địch. Các anh bộ đội ôm lấy chúng tôi, xoa đầu chúng tôi thật là cảm động.
 
Đúng lúc thầy Quốc Anh đang ngâm bài thơ: “Mây” do thầy sáng tác thì từng bầy quạ sắt đen ngòm của Mỹ lao tới bắn rốc két và ném bom trận địa pháo. Khi câu thơ: “Xa miền Bắc nhớ mây miền Bắc” của thầy vừa cất lên thì một quả bom đã nổ gần đó. Tất cả chúng tôi nằm rạp xuống sau lũy đất ụ pháo. Một mảnh bom sắc nhọn bay trúng ngực thầy. Thầy lấy bàn tay trắng hồng với những ngón tay thon dài của mình bịt lấy vết thương. Máu túa ra ướt đẫm bàn tay và ngược áo của thầy. Chúng tôi xúm lại đỡ thầy ngồi dậy. Thầy nhìn chúng tôi mỉm cười và không quên nhắc chúng tôi tiếp tục hát tặng các anh bộ đội. Thầy ra đi mãi mãi trong buổi chiều hôm ấy!
   
Học sinh trường tôi đứa nào cũng khóc đỏ hoe cả mắt vì thương tiếc người thầy thân yêu của mình. Sau khi làm lễ truy điệu và tiễn thầy về với thủ đô Hà Nội, nhà trường tổ chức phát động đợt thi đua: Biến đau thương thành hành động, thi đua dạy giỏi, học giỏi để trả thù cho thầy giáo Quốc Anh. Khóa học năm đó, Trường cấp 3 Đức Thọ, học sinh lớp mười đậu tốt nghiệp một trăm phần trăm. Còn lớp 8C chúng tôi không có bạn nào ở lại lớp.
     
Có dịp về quê, chúng tôi  tìm đến chiếc lán thân thương một thời gắn bó thầy trò chúng tôi. Những chiếc lán ấy không còn nữa. Ở đó bây giờ là những luống đậu, luống lạc đang thì ra hoa, kết trái. Tôi đứng lặng nhìn luống đậu, nhìn những đám mây lửng lờ trôi trên trời cao vời vợi. Bất chợt, hình ảnh thầy giáo Quốc Anh lại hiện về trước mắt. Nước mắt úa ra và cay cay nơi sống mũi. Câu thơ “Xa miền Bắc nhớ mây miền Bắc” của thầy giáo lại vọng về bên tai tôi.

Đọc thêm

Xem theo ngày
Cuộc thi "Kỷ niệm học trò": Sống lại những hồi ức giàu xúc cảm

Cuộc thi "Kỷ niệm học trò": Sống lại những hồi ức giàu xúc cảm

Cuộc thi "Kỷ niệm học trò": Sống lại những hồi ức giàu xúc cảm 21:48

Sáng 13-10, Báo Người Lao Động đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Kỷ niệm học trò”

Hãy để những dòng sông chảy tự nhiên

Hãy để những dòng sông chảy tự nhiên

Hãy để những dòng sông chảy tự nhiên 07:00

Kính tặng thầy Tĩnh, trường THPT Hàm Tân (Niên khóa 2003-2004)

Ngày xưa, thầy mình cũng mít ướt dữ hén!

Ngày xưa, thầy mình cũng mít ướt dữ hén!

Ngày xưa, thầy mình cũng mít ướt dữ hén! 07:00

Năm học 1982 - 1983, vào học lớp 7 được hơn một tháng, tôi được cô Lan - TPT Đội của trường xin phép ba mẹ và cô chủ nhiệm lớp cho tôi đi tập huấn khoảng một tuần lễ ở huyện đoàn Cần Đước về việc báo cáo điển hình phong trào Đội của Liên đội trường PTCS Long Khê nơi tôi đang theo học lúc bấy giờ nhân Đại cháu ngoan Bác Hồ của huyện Cần Đước.

Lưu bút ngày xanh

Lưu bút ngày xanh

Lưu bút ngày xanh 07:00

Lời ngỏ quyển LƯU BÚT NGÀY XANH của 50 năm trước, giờ đọc lại cảm thấy sao mà ướt át, ủy mị, mất hồn nhiên quá vậy! Trách gì; vì đó là thời của thế hệ học trò chân đất, đèn chong, xa xưa…

Nén hương thầm

Nén hương thầm

Nén hương thầm 07:00

Suy nghĩ gì mà ngồi trầm tư vậy cậu bé? Và hơi ấm như truyền vào bờ vai lan tỏa khắp người, tôi giật mình ngẩng lên. Cô giáo tôi đứng đó từ bao giờ. Hình như gương mặt đầy tâm trạng của tôi đã được cô nhìn thấy, cô lặng lẽ ngồi xuống phần ghế còn lại bên cạnh tôi rồi nhẹ nhàng nói nhỏ: Chuyện gì cũng có cách để vượt qua, nếu em không ngại, cô trò mình có thể trải lòng với nhau nhé!

Nấc thang cuộc đời

Nấc thang cuộc đời

Nấc thang cuộc đời 07:00

Đối với tôi, cuộc đời là những nấc thang. Hàng ngày, tôi đang cố gắng leo lên những nấc thang đó cho dù có khó khăn và chông gai đến mấy. Đã qua rồi những năm tháng bình yên, không lo toan cơm áo gạo tiền, đã qua rồi những tháng ngày cắp sách đến trường nô đùa cùng bạn bè thân yêu.

Chờ kỉ niệm theo kịp rồi hãy đi!

Chờ kỉ niệm theo kịp rồi hãy đi!

Chờ kỉ niệm theo kịp rồi hãy đi! 07:00

Ngày xưa tôi vẫn nghĩ khoảnh khắc đẹp nhất đối với mỗi người là khi ta lớn lên và có tự do, rằng trường học nơi tôi đang đứng chỉ là điểm dừng chân tạm thời trong chuyến hành trình đầy bí ẩn của cuộc đời. Những cái tôi cần đang chờ ở trạm kế tiếp.

Phép “thử” của cô giáo chủ nhiệm

Phép “thử” của cô giáo chủ nhiệm

Phép “thử” của cô giáo chủ nhiệm 07:00

Tôi nhớ hồi còn học lớp Nhất 8 (bây giờ là lớp 5) trường Nữ tiểu học Phan Văn Trị(*) do cô Cao Thị Lài làm chủ nhiệm. Tháng đầu niên khóa, trong lớp có nhiều bạn bị mất vặt, tôi biết thủ phạm nhưng không bắt quả tang nên giờ chơi lên nói với cô giáo chủ nhiệm, cô đã chỉ cho tôi một cách.

Bạn chắp cánh cho tôi

Bạn chắp cánh cho tôi 07:00

Ba năm kể từ ngày tôi rời mái trường THPT lên thành phố trọ học so với đời người không dài nhưng cũng đủ làm tôi chạnh lòng mỗi lần nhớ về.

Kỷ niệm đáng nhớ

Kỷ niệm đáng nhớ

Kỷ niệm đáng nhớ 16:30

Người bạn thật sự là người biết khích lệ động viên khi bạn vươn lên, biết mừng vui khi bạn hạnh phúc, biết bật khóc, sẻ chia khi bạn đau buồn, biết tìm đến khi bạn cô đơn. Người bạn thật sự là người mà dù bạn không gặp vẫn cảm thấy ấm lòng mỗi khi nghĩ đến… Thật là may mắn nếu ai đó có được một người bạn như vậy!

Xem thêm