Giải Mai Vàng - dấu ấn 27 năm: Nỗ lực không ngơi nghỉ

Nhóm phóng viên
22/01/2022 09:17 GMT+7

LTS: Gắn kết cộng đồng, lan tỏa tinh thần nhân ái là kim chỉ nam của Giải Mai Vàng do Báo Người Lao Động thực hiện suốt 27 năm qua, điều này đã làm nên giá trị nhân văn và tạo sự khác biệt.

Mỗi năm Giải Mai Vàng đều có nét riêng nhưng tựu trung đều hướng về cộng đồng, phục vụ đời sống văn hóa - tinh thần cho người dân TP HCM và cả nước

Lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 27, diễn ra vào tối 20-1 tại Nhà hát Thành phố (TP HCM), khép lại một mùa giải được tổ chức trong điều kiện khó khăn khách quan bởi dịch Covid-19 đe dọa sức khỏe người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có hoạt động văn hóa - nghệ thuật.

Kỷ lục về giải thưởng

27 mùa giải, nếu tính cả 4 năm tổ chức Giải Bình chọn văn nghệ sĩ được yêu thích nhất (tiền thân Giải Mai Vàng, ra đời từ năm 1991) thì Giải Mai Vàng đã có 31 năm phát triển - một kỷ lục Việt Nam cho giải thưởng về văn hóa - nghệ thuật do cơ quan báo chí tổ chức, công chúng bầu chọn diễn ra liên tục, lâu năm nhất.

Giải Mai Vàng - dấu ấn 27 năm: Nỗ lực không ngơi nghỉ - Ảnh 1.
Giải Mai Vàng - dấu ấn 27 năm: Nỗ lực không ngơi nghỉ - Ảnh 2.

Các tiết mục biểu diễn tại Lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 27-2021 vào tối 20-1 .Ảnh: BAN TỔ CHỨC GIẢI MAI VÀNG

Nhớ lại những năm đầu thập niên 1990, khi hoạt động văn hóa - nghệ thuật sau những năm Đổi mới bắt đầu khởi sắc, nhiều cơ quan báo chí mong muốn trở thành cầu nối giữa nghệ sĩ với công chúng nên cùng tổ chức những giải thưởng bình chọn văn nghệ sĩ được yêu thích, trong đó có Báo Người Lao Động. 

Giải thưởng "Bình chọn Văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm", do Báo Người Lao Động tổ chức, gánh vác 2 nhiệm vụ: tham gia vào trào lưu chung, làm cầu nối giữa nghệ sĩ với công chúng là bạn đọc của mình, đồng thời đây là hoạt động sau mặt báo, góp phần quảng bá tờ báo đến với đông đảo bạn đọc, trong đó có giới nghệ sĩ, nhất là sau khi báo đổi tên từ Công Nhân Giải Phóng sang Người Lao Động được 1 năm.

Trong khi các báo khác chỉ duy trì hoạt động bình chọn này 1-2 năm, Báo Người Lao Động vẫn duy trì giải thưởng này nhiều năm sau đó. Sau 4 năm tổ chức thành công Giải "Bình chọn Văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm", lãnh đạo của báo thời kỳ đó nhận thấy khả năng phát triển lâu dài của giải thưởng này nên quyết định đổi tên thành Giải Mai Vàng - biểu tượng của loài hoa vùng đất phương Nam nở vào dịp đầu xuân, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi nhà.

Giải Mai Vàng ra đời đã nhận lãnh trách nhiệm làm cầu nối đắc lực giữa công chúng với văn nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực sáng tạo của đời sống xã hội, từ nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, đạo diễn sân khấu, đạo diễn phim, ca sĩ, diễn viên sân khấu, diễn viên điện ảnh đến nhà thiết kế thời trang, chương trình truyền hình… Tùy vào thực tiễn hoạt động văn hóa - nghệ thuật hằng năm mà Giải Mai Vàng chọn lựa hạng mục tôn vinh. Những cá nhân, tập thể nghệ sĩ, tác phẩm, chương trình văn hóa - nghệ thuật được đề cử phải nổi bật và đóng góp tích cực cho đời sống tinh thần của công chúng trong năm, được công chúng - bạn đọc Báo Người Lao Động tín nhiệm. Do vậy, Giải Mai Vàng là giải thưởng mở, linh hoạt, không cố định các hạng mục trong đề cử và bầu chọn.

Kết quả giải thưởng hằng năm do công chúng bình chọn, có sự thẩm định của giới chuyên môn, đã có tác động tích cực đến đời sống sáng tác và trình diễn văn học - nghệ thuật, tạo niềm tin cho công chúng, động lực cho nghệ sĩ phấn đấu để gặt hái thành quả trong nghề nghiệp của mình.

27 năm qua, Giải Mai Vàng trở thành sự kiện văn hóa được công chúng và nghệ sĩ cả nước chờ đón, nhất là từ năm 2003, lễ trao giải diễn ra trên sân khấu chuyên nghiệp được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Truyền hình TP HCM (HTV) và đài phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành khác. Đã có hàng trăm cá nhân, tập thể văn nghệ sĩ, tác phẩm, chương trình văn hóa - nghệ thuật được tôn vinh tại lễ trao Giải Mai Vàng những năm qua.

Nuôi dưỡng mới là khó

Lập ra giải thưởng thì dễ nhưng nuôi dưỡng được mới khó. Như người làm vườn cần mẫn trồng cây mai, từ cây con đến trưởng thành là cả quá trình nhọc công chăm sóc. Phải chăm bón quanh năm, cây mới ra hoa khoe sắc mỗi độ xuân về. 27 mùa Giải Mai Vàng là 27 năm những người làm công việc tổ chức giải nhọc nhằn như người thợ làm vườn. Nếu trước năm 2003, Giải Mai Vàng còn tổ chức với hình thức đơn giản, chỉ trên sân khấu quần chúng, khu biệt ở phạm vi TP HCM thì từ năm 2003, Giải Mai Vàng nâng lên chuyên nghiệp, đòi hỏi mọi thứ phải ở tầm chuyên nghiệp.

Để làm tốt điều này, ban tổ chức phải huy động nguồn lực từ xã hội. Từ con số kinh phí chỉ vài chục triệu đồng cho công tác tổ chức mỗi mùa giải, kinh phí cần cho một giải thưởng chuyên nghiệp với lễ trao giải diễn ra thật ấn tượng trên sân khấu chuyên nghiệp và trên sóng truyền hình trực tiếp, phục vụ hàng triệu khán giả, đã lên đến hàng tỉ đồng, thậm chí hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Ban tổ chức giải đã không hề dễ dàng làm được điều đó. 

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm 2007-2008 đã tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước, doanh nghiệp khó khăn nên để tìm được bạn đồng hành cho giải là vô cùng khó khăn. Hai năm qua, đại dịch Covid-19 ập đến, năm sau khốc liệt hơn năm trước, có được kinh phí cho các hoạt động của giải đi đến thành công là nỗ lực rất lớn của đơn vị tổ chức. Tất nhiên, ngoài nỗ lực tìm kiếm thương hiệu đồng hành để có kinh phí tổ chức giải, Ban Tổ chức Giải Mai Vàng còn luôn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ đội ngũ sáng tạo nghệ thuật để làm nên những lễ trao giải ấn tượng, tạo nên thương hiệu Giải Mai Vàng đến hôm nay.

Lan tỏa giá trị nhân văn

Điều làm nên khác biệt của Giải Mai Vàng trong 27 năm qua so với những giải thưởng khác là sự kết nối cộng đồng đã tạo ra và lan tỏa những giá trị nhân văn vượt lên trên khuôn khổ một giải thưởng mang tính tổng kết, đánh giá thường niên. Chính điều đó làm tăng dần niềm tin yêu của công chúng, của nghệ sĩ cho Giải Mai Vàng.

Từ mùa giải lần thứ 12-2006, Giải Mai Vàng mở đầu hoạt động vì cộng đồng bằng chương trình hậu Mai Vàng, diễn ra ngay sau lễ trao giải, nhằm đưa nghệ sĩ, chủ yếu là nghệ sĩ đoạt Giải Mai Vàng các năm, đến phục vụ công nhân, mở đầu cho việc hình thành chương trình "Gala Mai Vàng chào Xuân" phục vụ công nhân ăn Tết xa nhà, tổ chức thường niên sau đó. Và từ mùa giải 2007, Giải Mai Vàng có thêm chương trình tiền Mai Vàng - "Hòa nhịp cùng Mai Vàng", tổ chức các đêm diễn để nghệ sĩ giao lưu, phục vụ khán giả công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; sinh viên ở ký túc xá của các trường đại học trong cả nước. Hàng triệu khán giả đã được thụ hưởng những chương trình đặc trưng Mai Vàng tại các sân khấu quảng trường, sân vận động và trên sóng truyền hình.

Nhắc đến Giải Mai Vàng, nghệ sĩ và công chúng sẽ không quên đề cao các hoạt động nhân ái, nhân văn của giải. Ghi dấu ấn đầu tiên là "Mai Vàng kết nối" (mùa giải năm 2013) với 10 chương trình biểu diễn gây quỹ từ thiện. Chương trình này thu hút hàng trăm nghệ sĩ đủ các lĩnh vực tham gia trình diễn. Số tiền thu được từ bán vé qua các đêm diễn và tiền đóng góp của nghệ sĩ hảo tâm được ban tổ chức thay mặt nghệ sĩ tham gia trao tặng cho những nghệ sĩ ốm đau, bệnh tật đang cần hỗ trợ điều trị. Rất nhiều nghệ sĩ đã được chăm sóc, hỗ trợ từ chương trình này.

Tiếp nối các hoạt động nhân ái của Giải Mai Vàng trước đây, "Mai Vàng nhân ái" đang được giới nghệ sĩ và xã hội ghi nhận là một trong những hoạt động nổi bật, tạo dấu ấn khi giải bước sang giai đoạn phát triển mới: Truyền cảm hứng yêu thương và lan tỏa giá trị nhân văn.

Chương trình "Mai Vàng nhân ái" ra đời với mong muốn cùng bạn đọc, nghệ sĩ và nhà hảo tâm đồng hành trong việc chăm lo đời sống những văn nghệ sĩ có gia cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật cần được giúp đỡ. Đây cũng là hoạt động thể hiện tinh thần tri ân của xã hội đối với đội ngũ sáng tạo nghệ thuật - những người mang lại cho đời sống xã hội giá trị tinh thần, nay gặp khó khăn cần được quan tâm giúp đỡ, nhằm góp phần động viên họ tiếp tục cống hiến.

"Mai Vàng nhân ái" với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á, bắt đầu hoạt động từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Nhiều văn nghệ sĩ tại TP HCM và các tỉnh, thành khác thuộc diện hỗ trợ của chương trình đã lần lượt được chương trình đến thăm và trao tiền quà. Số tiền mỗi người được nhận không lớn nhưng sự quan tâm đó mang ý nghĩa lớn. Đến nay, hàng trăm văn nghệ sĩ trong cả nước đã được chương trình đến thăm, tặng tiền; kết nối và lan tỏa tình yêu thương của công chúng với văn nghệ sĩ ở mọi miền đất nước. Ngoài việc thăm viếng, tặng quà, "Mai Vàng nhân ái" đã và sẽ trích quỹ lập sổ BHYT, chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho các nghệ sĩ neo đơn, đang sống tại Trung tâm Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM và các tỉnh, thành khác.

Gắn kết cộng đồng, lan tỏa tinh thần nhân ái là kim chỉ nam của Giải Mai Vàng từ trước đến nay và trong tương lai. Đó luôn là tâm nguyện, hành động của những người đã chung tay vun đắp Giải Mai Vàng trong 27 năm qua cũng như trong thời gian tới. Tôn vinh nghệ thuật vì cộng đồng trong giải thưởng Mai Vàng lần thứ 27 tô đậm thêm ý nghĩa này.

Giải Mai Vàng sẽ phải được tiếp tục đổi mới để phù hợp với điều kiện mới. Đó là điều tất yếu của một giải thưởng thâm niên được nuôi dưỡng bằng niềm tin yêu ngày càng lớn của công chúng, nghệ sĩ; trước nhu cầu đổi mới của cuộc sống và khát khao tự thân, muốn bắt kịp sự phát triển của thời đại mới - thời công nghệ 4.0.

Kỳ tới: Vững vàng vượt qua thách thức

Hướng tới những cột mốc xa hơn

27 năm, Giải Mai Vàng vẫn còn non trẻ cần được tiếp sức nuôi dưỡng bằng niềm tin yêu của nghệ sĩ, công chúng và các thương hiệu đồng hành. Sống đến tuổi 30, 50 hay lâu hơn nữa là tùy thuộc vào đời sống văn hóa nghệ thuật, sự nuôi dưỡng của nghệ sĩ, công chúng dành cho Giải Mai Vàng trong những năm tới.

Báo Người Lao Động - nhà tổ chức phải tiếp tục nỗ lực để tạo dựng thêm niềm tin yêu cho Giải Mai Vàng ở chặng đường mới, ít nhất là trong 5 năm, 10 năm tới. Chặng đường mới này sẽ còn lắm nhọc nhằn, chông gai ở phía trước nhưng một khi giải thưởng được nuôi dưỡng bằng niềm tin yêu ngày một lớn hơn, chắc chắn sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, đạt đến những cột mốc xa hơn trong tương lai.

Giải Mai Vàng - dấu ấn 27 năm: Nỗ lực không ngơi nghỉ - Ảnh 4.

Đọc thêm

Xem theo ngày
Đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024

Đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024

Đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024 06:45

Theo thể lệ, vòng đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024 diễn ra cho đến hết ngày 25-11-2024

NSND Trà Giang tặng tranh đồng hành cùng "Mai Vàng tri ân"

NSND Trà Giang tặng tranh đồng hành cùng "Mai Vàng tri ân"

NSND Trà Giang tặng tranh đồng hành cùng "Mai Vàng tri ân" 02:02

Tác phẩm tranh sơn dầu "Hoa huệ đỏ" của NSND Trà Giang, sẽ được bán đấu giá và công bố kết quả trong chương trình "Mai Vàng tri ân"

Tạo bước đột phá, nâng tầm Giải Mai Vàng

Tạo bước đột phá, nâng tầm Giải Mai Vàng

Tạo bước đột phá, nâng tầm Giải Mai Vàng 06:02

Chặng đường 30 năm Giải Mai Vàng của Báo Người Lao Động là một chặng đường khó quên, đầy ý nghĩa với rất nhiều hoạt động

Những nét mới của Giải Mai Vàng lần thứ 30

Những nét mới của Giải Mai Vàng lần thứ 30 14:32

Sáng 24-10, Báo Người Lao động tổ chức gặp gỡ báo chí để giới thiệu chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập giải Mai Vàng và lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 30.

VIDEO: Nghệ sĩ xúc động xem triển lãm ảnh “Hình trình 30 năm Giải Mai Vàng”

VIDEO: Nghệ sĩ xúc động xem triển lãm ảnh “Hình trình 30 năm Giải Mai Vàng” 13:21

Sáng 24-10, trong khuôn khổ Chương trình Gặp gỡ Báo chí giới thiệu Chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập Giải Mai Vàng và Lễ Trao giải Mai Vàng lần thứ 30

Nghệ sĩ tụ hội hướng tới kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng và Mai Vàng thứ 30

Nghệ sĩ tụ hội hướng tới kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng và Mai Vàng thứ 30

Nghệ sĩ tụ hội hướng tới kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng và Mai Vàng thứ 30 12:18

(NLĐO) - Chương trình gặp gỡ báo chí giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng và Giải Mai Vàng thứ 30 diễn ra sáng ngày 24-10.

Khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng

Khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng

Khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng 04:53

Báo Người Lao Động tổ chức chương trình "Gặp gỡ báo chí giới thiệu chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập Giải Mai Vàng và lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 30".

Vinh danh nhạc sĩ Trương Quang Lục và ca sĩ - NSƯT Ánh Tuyết

Vinh danh nhạc sĩ Trương Quang Lục và ca sĩ - NSƯT Ánh Tuyết

Vinh danh nhạc sĩ Trương Quang Lục và ca sĩ - NSƯT Ánh Tuyết 07:29

Ngày 16-10, chương trình "Mai Vàng tri ân" đã trao tặng quà, vinh danh nhạc sĩ Trương Quang Lục và ca sĩ - NSƯT Ánh Tuyết.

Thể lệ Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024

Thể lệ Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024

Thể lệ Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024 08:00

Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024 diễn ra từ ngày 15-9 với vòng đề cử đến hết ngày 25-11-2024; vòng bầu chọn từ ngày 4-12-2024 đến hết ngày 3-1-2025 và lễ trao giải dự kiến tổ chức vào đêm 8-1-2025

Văn nghệ sĩ Mai Vàng mừng Báo Người Lao Động 49 tuổi: Nâng tầm nhân văn, lan tỏa giá trị cộng đồng

Văn nghệ sĩ Mai Vàng mừng Báo Người Lao Động 49 tuổi: Nâng tầm nhân văn, lan tỏa giá trị cộng đồng

Văn nghệ sĩ Mai Vàng mừng Báo Người Lao Động 49 tuổi: Nâng tầm nhân văn, lan tỏa giá trị cộng đồng 07:59

Trong trái tim các văn nghệ sĩ đã từng đạt Giải Mai Vàng, gần nửa thế kỷ qua, Báo Người Lao Động không ngừng phát triển thành cơ quan báo chí - truyền thông đa phương tiện chuyên nghiệp, có vị thế trong làng báo Việt Nam và công chúng

Xem thêm