“Ngũ hổ tướng” tranh tài

thangkiem78
30/12/2009 01:44 GMT+7

Thành Lộc, Hữu Lộc, Trần Ngọc Giàu, Minh Nhí, Đức Thịnh đã để lại nhiều dấu ấn trong vai trò đạo diễn sân khấu. Họ đã góp phần cho sân khấu TPHCM có sức sống mới

Không hẹn mà gặp, năm nay, trong bảng đề cử Giải Mai Vàng hạng mục Đạo diễn sân khấu không có một “bóng hồng” nào ngoài 5 gương mặt nam đạo diễn được xem là “ngũ hổ tướng” của làng kịch hiện nay.


Cách dàn dựng đan xen giữa quá khứ và hiện tại vẫn là cái “gu” của đạo diễn Trần Ngọc Giàu trong nhiều tác phẩm anh chọn. Với kịch bản Biển, lần thứ hai anh dàn dựng mới hơn so với cách đây 4 năm trên Sân khấu Nhà hát TPHCM. Chính không gian nhỏ hẹp của sân khấu nhỏ đã khiến anh phải tư duy, tìm tòi nhiều phương tiện thể hiện để người xem cảm nhận đủ mọi góc cạnh về những số phận con người trong một gánh hát nghèo.


Đạo diễn Trần Ngọc Giàu


Bản lĩnh của anh chính là gợi lên sự suy đoán của người xem, khiến khán giả cứ phải theo dõi câu chuyện, rồi tranh luận, tự hỏi và tự trả lời. Lồng vào câu chuyện vạch trần tội ác của kẻ đã hãm hại đời cô đào hát, cái thiện và cái ác được kể lại bằng một chuỗi hành động, sự kiện của các nhân vật tạo sức hút mãnh liệt đối với người xem.

Cái tài của anh chính là tạo đất diễn cho tất cả diễn viên, ngay cả những vai phụ. Cái kết nhân ái đã khiến người xem phải nhớ đến vở Biển (tác giả Lê Duy Hạnh) và nhớ thêm một vở kịch hay của đạo diễn Trần Ngọc Giàu.


Với đạo diễn Hữu Lộc, vở Ba anh “kua” má em là một thành công khá trọn vẹn. Chuyện kịch đơn giản: Biền biệt suốt 20 năm, dì Tư quay trở lại xóm cũ, mưu sinh bằng hàng bún nước lèo. Việc bán buôn được mất thất thường nhưng dì Tư vẫn lo cho con gái chuẩn bị tốt nghiệp đại học.

Trước hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, dì Tư phải vay nặng lãi của bọn xã hội đen. người yêu cũ của dì là chú Lễ đã âm thầm lấy tiền dành dụm của con trai để giúp dì. Việc làm của chú Lễ đã bị con trai phát hiện.


Đạo diễn Hữu Lộc


Nhưng trớ trêu thay, Phượng - con của dì Tư - cũng là vợ sắp cưới của con chú Lễ. Nội dung câu chuyện chỉ bấy nhiêu nhưng đạo diễn Hữu Lộc đã dùng mảng miếng để tạo tiếng cười thú vị. Nếu so với nhiều vở đạo diễn Hữu Lộc dựng trước đây, vở Ba anh “kua” má em thật sự mang về cho Sân khấu Nụ cười mới điểm son vì dạng kịch sinh hoạt không còn dễ dãi mà đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật.

Hữu Lộc đã chăm chút cho vai kịch của mỗi diễn viên để mỗi số phận tìm được sự chia sẻ trong cảm xúc khán giả. Vở cũng do chính Hữu Lộc viết kịch bản nên anh đã thật sự có nhiều cảm hứng để dàn dựng và đạt được hiệu quả về nghệ thuật lẫn doanh thu.


Lâu nay, phần lớn các tác giả khi viết về đề tài lịch sử thường bám sát vào chính sử. Cách làm này bảo đảm tính chân thực của vở diễn nhưng thường lại dẫn đến sự đơn điệu, nếu không muốn nói là nhàm chán khi người xem “biết trước” diễn biến lẫn kết cục của câu chuyện. Hay nói cách khác, khán giả được xem lịch sử bằng kịch.

Khi khai thác các nhân vật lịch sử, vì dựa vào chính sử nên mảng đời tư của các nhân vật ít được đề cập, nếu có thì cũng theo hướng “không đụng chạm” đến thần tượng. Ví như dựng nhân vật anh hùng thì phải kèm theo “hương khói” đến khô cứng. Với tác giả kịch bản - nhà văn Nguyễn Quang Lập, ông đã phá cách khi tiếp cận nhân vật chính của câu chuyện là Thái úy Lý Thường Kiệt theo cách hoàn toàn khác. Ông không “đóng đinh” nhân vật của mình theo cách thông thường, mà chọn lát cắt từ một chi tiết rất nhỏ: Lý Thường Kiệt là hoạn quan.


Đạo diễn Thành Lộc


Từ kịch bản văn học, NSƯT Thành Lộc đã chuyển thể Ngàn năm tình sử thành vở nhạc kịch với phần âm nhạc thật ấn tượng của nhạc sĩ Đức Trí. Vở diễn vì thế dù mang nội dung trầm và nặng, đậm chất bi thương nhưng âm nhạc trong vở diễn không mang màu sắc bi lụy; các tình huống gắn kết bằng vũ đạo một cách nhẹ nhàng, sinh động, dễ tiếp cận công chúng.

Anh đã đặt hết tâm huyết vào vở nhạc kịch này khi huy động dàn diễn viên giỏi của Nhà hát Múa rối Nụ Cười cùng dàn diễn viên thuộc hàng “sao” của Kịch IDECAF, để vở Ngàn năm tình sử lung linh, hấp dẫn hơn. Nhờ vậy, NSƯT Thành Lộc đã có thêm một vở nhạc kịch hoành tráng, đầy khám phá mới mẻ trong dàn dựng, đủ sức lay động cảm xúc người xem.


Vở Mẹ và người tình (kịch bản Lê Chí Trung) là câu chuyện xoay quanh bi kịch gia đình. Đạo diễn Minh Nhí khi cầm kịch bản đã quyết định làm một cuộc thử nghiệm cho chính mình. Anh nhớ về chuyện gia đình mình và tâm nguyện thực hiện vở kịch như một món quà tặng mẹ.


Đạo diễn Minh Nhí


Trong vở kịch này, tác giả đẩy mâu thuẫn lên một nấc cao hơn khi thay nhân vật người cha, chìa khóa của mọi vấn đề, bằng nhân vật người mẹ. Một phụ nữ mà đằng sau vẻ đạo mạo, mực thước luôn quyết định, sắp đặt đời sống cho các con theo những chuẩn mực đạo đức, lại là một tâm hồn nhạy cảm và yếu đuối khi đứng trước sự chọn lựa gia đình và tình yêu.

Minh Nhí đã dàn dựng thật chắc tay những nút thắt mở của câu chuyện khiến người xem đôi lúc nghẹt thở. Thành công của Minh Nhí chính là biết dành khoảng lắng đọng để âm nhạc lên tiếng, cảm xúc vở diễn từ đó dâng trào mãnh liệt hơn, thấm sâu hơn trong lòng người xem.


Vở Nỏ thần mang về cho Đức Thịnh thành công mới trong năm 2009. Nếu so với Cánh đồng gió trước đây, sự trưởng thành trong dàn dựng kịch đề tài lịch sử đã cho phép Đức Thịnh tự tin hơn trong những đề tài kịch lịch sử sắp tới của anh.


Đạo diễn Đức Thịnh


Cách xử lý âm nhạc và vũ đạo để vở diễn không nhuốm màu cải lương tuồng cổ là một thành công của Đức Thịnh. Vở diễn đã tạo được một không gian sang trọng, không cầu kỳ và nhiều đất diễn để mỗi vai kịch có điều kiện bứt phá, nhất là tuyến nhân vật chính với Trọng Thủy, Mỵ Châu, Cao Thục, Nhan Tấn...

Tài trợ Giải Mai Vàng 2009




Viết bình luận

Đọc thêm

Xem theo ngày
MC Vũ Mạnh Cường tiết lộ "tăm tia" Giải Mai Vàng từ lâu

MC Vũ Mạnh Cường tiết lộ "tăm tia" Giải Mai Vàng từ lâu

MC Vũ Mạnh Cường tiết lộ "tăm tia" Giải Mai Vàng từ lâu 15:34

(NLĐO) - MC Vũ Mạnh Cường cho biết với anh Giải Mai Vàng là sự nghi nhận tình cảm, tình yêu thương của khán giả dành cho. Anh đã "tăm tia" giải từ lâu và mùa Giải Mai Vàng lần thứ 29 - 2023 mới đạt được ước nguyện.

"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên

"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên

"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên 04:00

Ngày 5-4, chương trình "Mai Vàng tri ân" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến tỉnh Kon Tum thăm và trao tiền hỗ trợ cho nghệ nhân A Thuih và nhà thơ Tạ Văn Sỹ.

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ 07:40

Ngày 4-4, trong khuôn khổ chương trình Giao lưu âm nhạc sơ kết giai đoạn 1 cuộc vận động sáng tác ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" do Báo Người Lao Động tổ chức, chương trình "Mai Vàng tri ân" đã trao tặng quà, vinh danh NSND Trà Giang, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn và ca sĩ Cẩm Vân.

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh!

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh!

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh! 11:37

(NLĐO) - Nhiều nghệ sĩ: NSƯT Công Ninh, Văn Phượng, Thanh Hằng, NSƯT Minh Nhí, Uyên Trang ... bày tỏ niềm vui, hạnh phúc khi tham gia, được vinh danh trong chương trình Gala "Hành trình 30 năm Giải Mai Vàng".

Khát vọng cho chặng đường mới

Khát vọng cho chặng đường mới

Khát vọng cho chặng đường mới 06:00

Giải Mai Vàng do Báo Người Lao Động tổ chức chuẩn bị bước sang tuổi 30 - một cột mốc đáng nhớ với biết bao dấu ấn cũng như khát vọng cho một chặng đường mới

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt 05:00

Không dễ để khắc họa trọn vẹn chân dung ông đồ Nguyễn Hiếu Tín - tên tuổi quen thuộc trong cộng đồng những người yêu thư pháp chữ Việt.

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương 06:56

(NLĐO) - Ra đời từ năm 2019 do Báo Người Lao động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á, chương trình "Mai Vàng tri ân" - ban đầu mang tên "Mai Vàng nhân ái" - tính đến Tết Giáp Thìn đã có hơn 800 văn nghệ sĩ trên cả nước được trao tặng.

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My 14:56

(NLĐO) - Sáng 30-1, chương trình "Mai Vàng tri ân" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến thăm bếp cơm chay miễn phí của cụ ông Trần Văn Hồng, (88 tuổi) và vợ là cụ Nguyễn Thị My (73 tuổi).

DIỆP BẢO NGỌC: "Mai Vàng là phần thưởng quý giá!"

DIỆP BẢO NGỌC: "Mai Vàng là phần thưởng quý giá!"

DIỆP BẢO NGỌC: "Mai Vàng là phần thưởng quý giá!" 06:23

Diệp Bảo Ngọc đã có một năm 2023 được nhiều hơn là mất và cái được lớn nhất là tình cảm yêu thương của mọi người

13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 29-2023

13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 29-2023

13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 29-2023 06:00

Căn cứ thể lệ Giải Mai Vàng lần thứ 29 năm 2023 và kết quả kiểm phiếu vòng bầu chọn, Ban Tổ chức (BTC) quyết định công nhận những cá nhân có các số điện thoại hoặc email dưới đây trúng thưởng 13 giải vòng bầu chọn, từ giải nhất đến giải khuyến khích:

Xem thêm