Tôi thấy hồn mình trong Ngàn năm tình sử

thanh
19/08/2009 00:29 GMT+7

LTS: Kỷ niệm 15 năm Giải Mai Vàng, kể từ số báo hôm nay, chuyên mục Gương mặt Mai Vàng 15 năm sẽ xuất hiện thường xuyên trên các số ra ngày thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, nhằm giới thiệu với bạn đọc những nghệ sĩ từng đoạt Giải Mai Vàng đang tiếp tục tỏa sáng trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Mở đầu với số này là nhạc sĩ Đức Trí

Vở nhạc kịch Ngàn năm tình sử, vừa ra mắt trên sân khấu IDECAF, đã tạo nên hiệu ứng tốt  từ phía các phương tiện truyền thông và trong dư luận khán giả. Góp phần không nhỏ cho sự thành công của vở nhạc kịch này không thể không nói đến phần âm nhạc của nhạc sĩ Đức Trí.


(Ảnh do nhân vật cung cấp)


2 năm chuẩn bị cho 2 giờ


Âm nhạc của Đức Trí luôn thu hút công chúng. “Khó” là từ mà chưa bao giờ nhạc sĩ Đức Trí phải thốt lên khi nói về các dự án âm nhạc của mình trước đây. Nhưng với công việc viết nhạc cho một vở nhạc kịch như Ngàn năm tình sử, có lúc anh tỏ ra ngao ngán vì quá khó. Từ khi nhận lời và bắt tay thực hiện dự án nhạc kịch này, anh đã phải đối mặt với không biết bao nhiêu thách thức. Sáng tác một lượng ca khúc không nhỏ, lại từng tham gia viết nhạc cho nhiều bộ phim nhưng đây là lần đầu tiên, nhạc sĩ Đức Trí thử thách với nhạc kịch. Diễn viên tham gia diễn xuất trong vở nhạc kịch lại không phải là những ca sĩ chuyên nghiệp. Và khán giả cũng lần đầu tiên thưởng thức một vở nhạc kịch khai thác đề tài lịch sử cổ xưa, có hát mà không phải là cải lương hay chèo như lâu nay. Bao câu hỏi đặt ra, bao nỗi băn khoăn khiến anh phải trăn trở từng giờ. Dẫu vậy, anh cũng ý thức được rằng đó cũng chính là cơ hội thử sức của anh.


Hành trình tìm kiếm chất liệu âm nhạc của anh bắt đầu từ những câu hỏi: Ngôn ngữ âm nhạc nào sẽ phù hợp nhất cho một vở nhạc kịch đề tài lịch sử cổ xưa? Sử dụng âm nhạc cổ điển (chất liệu âm nhạc rất thuyết phục cho những gì liên quan đến lịch sử) hay âm nhạc dân gian (vì đây là vở nhạc kịch lấy cảm hứng từ lịch sử VN) hoặc âm nhạc hiện đại? Thử đi thử lại nhiều lần, Đức Trí quyết định dung hòa cả 3 màu sắc âm nhạc, với công thức là tiết chế tối thiểu phần hiện đại, âm nhạc được phối theo dàn nhạc cổ điển trên tinh thần giai điệu đẹp pha trộn với âm điệu nhạc dân gian (phối khí bằng dàn nhạc dân gian) để có được ngôn ngữ âm nhạc cho vở nhạc kịch đầu tiên của mình. Đó là thành quả của một năm trời suy tính.


Giải được bài toán này, anh lại phải đương đầu với bài toán khác. Chỉ với việc quyết định để diễn viên hát giọng Bắc hay giọng Nam (bởi bối cảnh địa lý của câu chuyện lịch sử này là ở  miền Bắc trong khi các diễn viên đều là người nói tiếng miền Nam) cũng khiến anh băn khoăn, đắn đo. Thử tới thử lui và cả thăm dò, cuối cùng anh quyết định hát chuẩn (phát âm rõ lời) mới là điều quan trọng nhất. Vì “nghệ thuật là cống hiến cho quần chúng, không phải cứ chăm chăm làm cho đúng chuẩn, đúng mực nhưng chỉ có một mình người viết hiểu” - anh nói.

Nhìn lại, anh đã mất 2 năm trời để lo phần nhạc cho vở diễn. Sự khổ công của anh cuối cùng cũng được đền bù xứng đáng.


Cá gặp nước


Dẹp bỏ tất cả những cái khó sang một bên thì vở nhạc kịch Ngàn năm tình sử chính là nơi để nhạc sĩ Đức Trí được vẫy vùng, đặc biệt là tư duy âm nhạc. Bởi ở đó, anh thấy chính con người, tâm hồn mình. Dù Ngàn năm tình sử có là câu chuyện của một dũng tướng có thật trong lịch sử thì chung quy, tình yêu của người xưa cũng không nằm ngoài guồng quay của một nguyên lý mang tên tình yêu. Và mẫu số chung của những người thành công trong xã hội là tình yêu của họ luôn có những mất mát. Sự mất mát đó không nằm ở chỗ thua kém người đời hay những bi lụy khổ não họ phải gánh chịu mà đơn giản những điều họ nhận được trong tình yêu thường không tương xứng với những địa vị hay những đóng góp của họ trong xã hội. Và Đức Trí như cá được gặp nước, anh mặc sức vẫy vùng trong sáng tạo. Anh bảo rằng trường đoạn âm nhạc mà anh thích nhất trong Ngàn năm tình sử chính là cảnh thái sư Lý Đạo Thành (nghệ sĩ Hữu Châu thủ vai) đối đáp cùng dũng tướng Lý Thường Kiệt, mang tên Nỗi niềm riêng. “Trong cuộc đời, ai cũng có những nỗi niềm riêng trong những câu chuyện chung. Và điều đó như nói lên tâm tư của chính tôi” - Đức Trí tâm sự.

Đức Trí là một nhạc sĩ được đào tạo chuyên nghiệp trong nước và tu nghiệp ngành âm nhạc ở Mỹ. Bắt đầu sáng tác từ năm 1992, Đức Trí đã tạo dấu ấn với khán giả yêu nhạc qua nhiều ca khúc, như: Có nhau trọn đời, Ta chẳng còn ai, Xanh bạc mái đầu, Như chưa bắt đầu, Khi giấc mơ về... Anh đoạt khá nhiều giải thưởng, trong đó, nổi bật là 2 lần đoạt Giải Mai Vàng, hạng mục Nhạc sĩ được yêu thích nhất vào các năm 2004 và 2005 với 2 ca khúc: Katy Katy (do ca sĩ Lam Trường trình bày) và Ước mơ trong đời (do ca sĩ Hồ Quỳnh Hương trình bày).

TÀI TRỢ GIẢI MAI VÀNG LẦN THỨ XV- 2009

Đọc thêm

Xem theo ngày
Thể lệ Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024

Thể lệ Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024

Thể lệ Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024 08:00

Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024 diễn ra từ ngày 15-9 với vòng đề cử đến hết ngày 25-11-2024; vòng bầu chọn từ ngày 4-12-2024 đến hết ngày 3-1-2025 và lễ trao giải dự kiến tổ chức vào đêm 8-1-2025

Văn nghệ sĩ Mai Vàng mừng Báo Người Lao Động 49 tuổi: Nâng tầm nhân văn, lan tỏa giá trị cộng đồng

Văn nghệ sĩ Mai Vàng mừng Báo Người Lao Động 49 tuổi: Nâng tầm nhân văn, lan tỏa giá trị cộng đồng

Văn nghệ sĩ Mai Vàng mừng Báo Người Lao Động 49 tuổi: Nâng tầm nhân văn, lan tỏa giá trị cộng đồng 07:59

Trong trái tim các văn nghệ sĩ đã từng đạt Giải Mai Vàng, gần nửa thế kỷ qua, Báo Người Lao Động không ngừng phát triển thành cơ quan báo chí - truyền thông đa phương tiện chuyên nghiệp, có vị thế trong làng báo Việt Nam và công chúng

MC Vũ Mạnh Cường tiết lộ "tăm tia" Giải Mai Vàng từ lâu

MC Vũ Mạnh Cường tiết lộ "tăm tia" Giải Mai Vàng từ lâu

MC Vũ Mạnh Cường tiết lộ "tăm tia" Giải Mai Vàng từ lâu 15:34

(NLĐO) - MC Vũ Mạnh Cường cho biết với anh Giải Mai Vàng là sự nghi nhận tình cảm, tình yêu thương của khán giả dành cho. Anh đã "tăm tia" giải từ lâu và mùa Giải Mai Vàng lần thứ 29 - 2023 mới đạt được ước nguyện.

"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên

"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên

"Mai Vàng tri ân" thăm 2 văn nghệ sĩ ở Tây Nguyên 04:00

Ngày 5-4, chương trình "Mai Vàng tri ân" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến tỉnh Kon Tum thăm và trao tiền hỗ trợ cho nghệ nhân A Thuih và nhà thơ Tạ Văn Sỹ.

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ

"Mai Vàng tri ân" tặng quà, vinh danh 3 nghệ sĩ 07:40

Ngày 4-4, trong khuôn khổ chương trình Giao lưu âm nhạc sơ kết giai đoạn 1 cuộc vận động sáng tác ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" do Báo Người Lao Động tổ chức, chương trình "Mai Vàng tri ân" đã trao tặng quà, vinh danh NSND Trà Giang, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn và ca sĩ Cẩm Vân.

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh!

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh!

Loạt nghệ sĩ hạnh phúc được vinh danh! 11:37

(NLĐO) - Nhiều nghệ sĩ: NSƯT Công Ninh, Văn Phượng, Thanh Hằng, NSƯT Minh Nhí, Uyên Trang ... bày tỏ niềm vui, hạnh phúc khi tham gia, được vinh danh trong chương trình Gala "Hành trình 30 năm Giải Mai Vàng".

Khát vọng cho chặng đường mới

Khát vọng cho chặng đường mới

Khát vọng cho chặng đường mới 06:00

Giải Mai Vàng do Báo Người Lao Động tổ chức chuẩn bị bước sang tuổi 30 - một cột mốc đáng nhớ với biết bao dấu ấn cũng như khát vọng cho một chặng đường mới

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt

Thắp sáng vũ điệu chữ Việt 05:00

Không dễ để khắc họa trọn vẹn chân dung ông đồ Nguyễn Hiếu Tín - tên tuổi quen thuộc trong cộng đồng những người yêu thư pháp chữ Việt.

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương

"Mai Vàng tri ân" - biểu tượng của Mùa xuân lan tỏa yêu thương 06:56

(NLĐO) - Ra đời từ năm 2019 do Báo Người Lao động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á, chương trình "Mai Vàng tri ân" - ban đầu mang tên "Mai Vàng nhân ái" - tính đến Tết Giáp Thìn đã có hơn 800 văn nghệ sĩ trên cả nước được trao tặng.

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My

Trao 1.000 ký gạo "Mai Vàng tri ân" cho bếp cơm chay cụ Hồng, cụ My 14:56

(NLĐO) - Sáng 30-1, chương trình "Mai Vàng tri ân" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến thăm bếp cơm chay miễn phí của cụ ông Trần Văn Hồng, (88 tuổi) và vợ là cụ Nguyễn Thị My (73 tuổi).

Xem thêm