Xây nhà hát cải lương, chưa đủ!

thaison
14/04/2011 22:13 GMT+7

Nhà hát sẽ chỉ là rạp hát nếu không có một chiến lược phát triển đồng bộ cho bộ môn nghệ thuật đang khó khăn này

Nếu sớm khởi công trong năm nay, chỉ sau 2 năm xây dựng, Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM sẽ đi vào hoạt động. Điều đáng quan tâm hiện nay của người trong giới cũng như công chúng mộ điệu là khi đã có nhà hát rồi, nghệ thuật cải lương có khởi sắc hay không?

 

Sẽ làm gì khi nhà hát xây xong?

 

Theo thiết kế, Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM sẽ là nhà hát hiện đại với nhiều sân khấu biểu diễn lớn, nhỏ, được trang bị phương tiện kỹ thuật biểu diễn hiện đại. Nhà hát hiện đại cần có đối tượng khán giả tương ứng và những chương trình, vở diễn nghệ thuật thích ứng với công nghệ và phong cách phục vụ hiện đại, văn minh, tạo thành một thể thống nhất.
 
Một cảnh trong vở Kim Vân Kiều từng được dàn dựng hoành tráng tại Nhà Thi đấu Quân khu 7
 
Nếu không có chiến lược để tạo thế chủ động trong tổ chức và biểu diễn với những vở diễn vừa bảo đảm doanh thu vừa có chất lượng nghệ thuật, đặt nghệ thuật ca diễn mang tính đặc thù của bộ môn này lên hàng đầu thì Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM khi được xây dựng xong sẽ chẳng có ý nghĩa gì hoặc sẽ trở thành nơi cho thuê điểm diễn như những nhà hát đang có hiện nay.

 

Băn khoăn về điều này, NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu phát biểu: “Phải hiểu rõ chức năng của một nhà hát chuyên môn khác với một rạp hát cho thuê. Nhà hát sở hữu sân khấu đúng chuẩn để biểu diễn phải có kế hoạch tổ chức dàn dựng kịch bản mang tầm đỉnh cao, phục vụ cho cộng đồng đúng với vai trò, chức năng mà Nhà nước đã giao phó.
 
Còn đối với một nhà hát chỉ để cho thuê điểm diễn thì chỉ cần đạt mức doanh thu theo chỉ tiêu kế hoạch, nộp đủ thuế là hoàn thành nhiệm vụ. Nếu đầu tư nhà hát để làm chức năng rạp hát sẽ gây mất niềm tin nơi công chúng và cả nghệ sĩ. Để nhà hát hoạt động đúng định hướng, phải có một chiến lược tổ chức hoạt động được triển khai ngay từ bây giờ. Thời gian 2, 3 năm không phải là dài, khi trung tâm này đi vào hoạt động rất cần những tác phẩm đỉnh cao đúng tầm”.

 

NSƯT Minh Vương góp thêm ý kiến: “Có nhà hát mới, các thế hệ nghệ sĩ sẽ phấn khởi vì có nơi làm nghề đàng hoàng. Tôi cho rằng bên cạnh ba đơn vị của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang là đoàn 1, 2 và đoàn Thắp sáng Niềm tin, Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Cải lương TPHCM cũng cần mở rộng cửa cho các nhóm xã hội hóa tham gia, theo kế hoạch và theo sự định hướng chung của nhà hát. Không thể để mạnh ai nấy làm, đủ thứ kiểu mà không hiệu quả”.

 

Cần chiến lược phát triển

 

Từ đầu năm đến nay, số lượng live show của các nghệ sĩ cải lương được tổ chức nhiều hơn hẳn các năm trước. Trong khi đó, số lượng vở diễn lại xuất hiện khá khiêm tốn, nếu không muốn nói chỉ có vở Đả chiến phá sông Ngân là vở mới, còn lại đều là kịch bản cũ được dựng lại. Chiến lược phát triển của sân khấu cải lương khi có một ngôi nhà mới chẳng lẽ chỉ là những live show ăn mòn trên hào quang cũ hoặc một vài vở diễn ra mắt vài ba suất rồi cất vào kho.
 
Do vậy, rất cần một chiến lược chuẩn bị cho sự ra đời của Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM, ở đó quy tụ nhiều tác giả, đạo diễn, nhà tổ chức có tâm huyết để cùng với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM hoạch định hướng đi mới cho sự phát triển của hai bộ môn nghệ thuật được xem là vốn quý của dân tộc.

 

Soạn giả Hoàng Song Việt chia sẻ: “Mang tính đặc thù, nghệ thuật cải lương muốn thăng hoa, nghệ sĩ muốn được tỏa sáng chỉ bằng cách tham gia vở diễn mới, chứ không phải làm các live show, trích đoạn, đem những hào quang cũ ra để làm nghề. Thực tế cho thấy, các nghệ sĩ được thường xuyên đóng trọn nhiều vai diễn trong những vở tuồng thì giọng ca sẽ mượt mà và kỹ thuật biểu diễn cũng điêu luyện hơn”.

 

Trên thực tế, sân khấu cải lương đang đi vào bế tắc. Sau 2 lần thể nghiệm đưa cải lương ra sân khấu quảng trường với vở Kim Vân Kiều và Chiếc áo thiên nga, quy tụ nhiều tài năng từ nhiều bộ môn nghệ thuật như cải lương, ca nhạc, âm nhạc thính phòng, ba lê..., Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang quyết định đưa cải lương quay về với những kịch bản thuần Việt, ít tốn kém kinh phí đầu tư hơn.
 
Dù vậy, với vở Đả chiến phá sông Ngân, ra mắt khán giả trong dịp Tết vừa qua, chỉ diễn 4 suất rồi cất vào kho, đến nay chưa thấy Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang lên lịch tái diễn. Lý do là vì khó quy tụ lực lượng ngôi sao, trong khi thù lao cho một suất diễn chỉ vài ba trăm ngàn đồng.

 

Tác giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, cho rằng: “Theo tôi, không phải đợi đến việc Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM ra đời mới thăm dò thị hiếu người xem, để lắng nghe nhu cầu của khán giả, “bán” cái mà khán giả cần! Không động não, thiếu chiến lược là tự gặm nhấm chính cái đuôi của mình”.

 

Vẫn chưa giải phóng mặt bằng rạp Hưng Đạo

 

Chiều 13-4, đại diện lãnh đạo Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã có cuộc họp với UBND quận 1 về việc giải phóng mặt bằng rạp Hưng Đạo, theo công văn yêu cầu của Văn phòng UBND TPHCM, sau loạt bài “Những dự án nhà hát trên giấy” của Báo Người Lao Động (số ra từ ngày 18-3).

 

Công văn của Văn phòng UBND TPHCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, yêu cầu sau 15 ngày phải giải quyết dứt điểm việc bồi thường, di dời hộ bà Trần Ngọc Thương, hiện đang lưu trú trong khuôn viên rạp hát Hưng Đạo.
 
Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã qua 15 ngày, ông Phan Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, cho biết UBND quận 1, đơn vị có thẩm quyền quyết định việc giải tỏa, vẫn chưa có biện pháp gì để giải quyết tình trạng hiện tại. Bà Thương vẫn chưa chấp nhận mức đền bù giải tỏa mà dự án đã đưa ra. Căn phòng 12 m2 gia đình bà Thương đang sử dụng được cho thuê, chuyển nhượng từ năm 1998 đến nay.

 

“Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, chúng tôi sẽ làm đơn kiến nghị lên UBND TPHCM. Chúng tôi mong muốn việc này có thể nhanh chóng được giải quyết, trả mặt bằng lại cho nhà hát để triển khai xây dựng công trình Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TPHCM” – ông Phan Quốc Hùng bức xúc.
T.Quyên

 

 

Đọc thêm

Xem theo ngày
Trao “Mai Vàng tri ân” cho ca sĩ Tô Thanh Phương

Trao “Mai Vàng tri ân” cho ca sĩ Tô Thanh Phương

Trao “Mai Vàng tri ân” cho ca sĩ Tô Thanh Phương 16:35

(NLDO) - Sáng 14-5, đoàn công tác chương trình “Mai Vàng tri ân” của Báo Người Lao Động đã đến thăm gia đình ca sĩ Tô Thanh Phương tại quận 10, TP HCM

NSND Phượng Loan: Tự hào hóa thân lại vai đoạt Giải Mai Vàng

NSND Phượng Loan: Tự hào hóa thân lại vai đoạt Giải Mai Vàng

NSND Phượng Loan: Tự hào hóa thân lại vai đoạt Giải Mai Vàng 07:39

Trên sàn tập những ngày qua, NSND Phượng Loan xúc động vì sắp được hóa thân vào vai diễn đã mang về cho bà Giải Mai Vàng năm 2006

Dự án mới của nghệ sĩ Mai Vàng

Dự án mới của nghệ sĩ Mai Vàng

Dự án mới của nghệ sĩ Mai Vàng 09:00

Nhiều nghệ sĩ vừa đoạt Giải Mai Vàng lần thứ 30 sẵn sàng thực hiện những dự án mới để bùng nổ hơn trong năm 2025

Nghệ sĩ Mai Vàng 30 năm dệt mùa xuân sáng tạo

Nghệ sĩ Mai Vàng 30 năm dệt mùa xuân sáng tạo

Nghệ sĩ Mai Vàng 30 năm dệt mùa xuân sáng tạo 08:44

30 năm, hành trình đầy tự hào của Giải Mai Vàng đã là chất liệu sinh động cho những sáng tác, vai diễn, sản phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ.

Văn nghệ sĩ giải Mai Vàng "Văn hóa văn nghệ xuất sắc" chào xuân mới

Văn nghệ sĩ giải Mai Vàng "Văn hóa văn nghệ xuất sắc" chào xuân mới

Văn nghệ sĩ giải Mai Vàng "Văn hóa văn nghệ xuất sắc" chào xuân mới 11:04

(NLĐO) – Nhà văn Xuân Phượng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Kiều Anh Dũng và họa sĩ Nguyễn Trọng Hoàn nói về tác phẩm chào xuân

Công bố danh sách 13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024

Công bố danh sách 13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024

Công bố danh sách 13 bạn đọc trúng thưởng vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024 06:03

Các cá nhân có các số điện thoại (ĐT) hoặc email dưới đây trúng thưởng 13 giải vòng bầu chọn, từ giải nhất đến khuyến khích

Phúc Anh và câu chuyện lan tỏa thông điệp đoàn kết qua "54 dân tộc Việt Nam"

Phúc Anh và câu chuyện lan tỏa thông điệp đoàn kết qua "54 dân tộc Việt Nam"

Phúc Anh và câu chuyện lan tỏa thông điệp đoàn kết qua "54 dân tộc Việt Nam" 10:19

(NLĐO) - Phúc Anh tiết lộ thêm về tiết mục vừa biểu diễn tại thảm đỏ lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 30-2024, màn kết hợp với nhóm múa đầy cảm động.

Nâng Giải Mai Vàng lên tầm quốc gia: Gửi trọn niềm tin vào một hành trình bền bỉ, sáng tạo

Nâng Giải Mai Vàng lên tầm quốc gia: Gửi trọn niềm tin vào một hành trình bền bỉ, sáng tạo

Nâng Giải Mai Vàng lên tầm quốc gia: Gửi trọn niềm tin vào một hành trình bền bỉ, sáng tạo 05:43

30 năm Giải Mai Vàng của Báo Người Lao Động là một chặng đường khó quên, đầy ý nghĩa với rất nhiều hoạt động khắc sâu trong tim giới văn nghệ sĩ

Mai Vàng lan tỏa năng lượng tích cực

Mai Vàng lan tỏa năng lượng tích cực

Mai Vàng lan tỏa năng lượng tích cực 06:00

Những câu chuyện, thông điệp do chính nghệ sĩ đã từng nhận phần quà của Giải Mai Vàng đã lan tỏa những giá trị đẹp của cuộc sống đến với công chúng

Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024: Nghệ sĩ cả nước hội ngộ

Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024: Nghệ sĩ cả nước hội ngộ

Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024: Nghệ sĩ cả nước hội ngộ 07:59

Nhiều mạng xã hội được "phủ sóng" bởi các từ khóa "Giải Mai Vàng", "Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024", "Ai chiến thắng Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024"...

Xem thêm